Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam

Số trang: 128      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 128,000 VND Tải xuống file đầy đủ (128 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, bản chất, nội dung của bí mật kinh doanh, vai trò, ý nghĩa của việc bảo hộ. Muốn vậy, chúng tôi đã có sự nghiên cứu về sự hình thành pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trên thế giới và ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆPĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆPĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh Hà Nội – 2011 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆPĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆPĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh Hà Nội – 2011 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTTừ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BMKD Bí mật kinh doanh SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ TRIPs Agreement on Trade – Hiệp định về các khía cạnh Related Aspects of liên quan đến thương mại của Intellectual Property Rights quyền sở hữu trí tuệ WTO World Trade Oganization Tổ chức thương mại thế giới 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi loài người xuất hiện trên trái đất thì đó cũng là lúc các hoạt độnglao động sáng tạo của con người bắt đầu, và hoạt động đó không ngừng vậnđộng, phát triển. Từ đó đến nay chúng ta đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển,đã có nhiều phát minh, nhiều nền văn minh lớn ghi lại dấu ấn về khả năngsáng tạo vô cùng vô tận của con người. Cũng từ lao động, từ quá trình pháttriển theo chiều hướng đi lên, con người tạo ra các sản phẩm tinh thần nhằmthỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình. Chúng ta gọi đó là các tài sản vôhình và chúng ngày càng chiếm vị trí quan trọng thậm chí không thể thiếuđược trong đời sống vật chất, tinh thần của mỗi con người cũng như đối vớitoàn xã hội. Theo quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, muốn phát triển,con người buộc phải làm theo đúng những quy luật của nó. Việc bảo hộ quyềnsở hữu công nghiệp đối với các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng côngnghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, … và bí mật kinh doanh là tuântheo một trong các quy luật đó nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnhgóp phần quan trọng làm thay đổi vượt bậc và căn bản mọi mặt đời sống kinhtế - xã hội của nhân loại. Khi loài người bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất hàng hóa thì cácthương nhân độc lập cũng bắt đầu biết tích luỹ những kinh nghiệm, những kỹnăng sản xuất, kinh doanh của mình để tạo nên những ưu thế nhất định nhằmcạnh tranh với những thương nhân khác. Và cũng để cạnh tranh, một trongnhững quy luật của kinh tế thị trường, các thương nhân bắt buộc phải tìm tòi,sáng tạo, nghiên cứu, tích lũy, phát triển bí quyết riêng. Điều quan trọng làcác bí quyết đó phải được giữ bí mật, không thể tiết lộ cho người khác thì mớigiữ được ưu thế trong kinh doanh. Chính những kinh nghiệm được tích lũy, 5những kỹ năng đạt được, những bí quyết rút ra được trong quá trình sản xuấtkinh doanh đó mà được chính chủ sở hữu của chúng giữ bí mật được gọi là“bí mật kinh doanh”. Ban đầu thì các thương nhân tự bảo vệ bí mật kinh doanh của mình,các bí mật đó có thể truyền từ đời này sang đời khác. Sau này do nhu cầu mởrộng kinh doanh, do cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hoặc do những hành vicạnh tranh không lành mạnh, việc bảo mật cho các BMKD gặp nhiều khókhăn. Chính vì vậy, cần phải có sự góp mặt của công cụ hữu hiệu giúp cácthương nhân bảo vệ bí mật của mình, đó là ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: