Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 112,000 VND Tải xuống file đầy đủ (112 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân tích tình hình lao động-việc làm hiện nay ở nước ta, thực trạng người lao động ngày càng có vị thế yếu đi, sự phát triển nhanh chóng của tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước đã ảnh hưởng như thế nào đến người lao động. Người lao động đã được bảo vệ như thế nào bằng các quy định của pháp luật, thực trạng về hiện tượng vi phạm các quy định của pháp luật trong bảo vệ người lao động, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế sự vi phạm, và bảo vệ một cách tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ YẾN BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Chí Hà nội - 2005 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG, PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN PHẢI THIẾT BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG 6 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG 6 1.1.1 Khái niệm về thị trƣờng lao động 6 1.1.2 Đặc điểm của thị trƣờng lao động Việt nam 12 1.2 Pháp luật lao động Việt nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng 17 1.2.1 Quá trình ra đời và phát triển của pháp luật lao động Việt Nam 17 1.2.2 Đặc điểm của luật lao động Việt nam 22 1. 3 Sự cần thiết phải bảo vệ ngƣời lao động 26 1.3.1 Thực trạng về việc làm và thất nghiệp ở Việt nam 26 1.3.2 Những bất cập trong quá trình lao động 28 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG 32 2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 32 2.1.1 Việc làm và bảo đảm việc làm 32 2.1.2 Hợp đồng lao động 36 2.1.3 Tiền lƣơng 43 2.1.4 An toàn lao động - Vệ sinh lao động 48 2.1.5 Bảo hiểm xã hội 52 2.2 HÌNH THỨC VÀ CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG. 56 2.2.1 Hình thức bảo vệ ngƣời lao động 56 2.2.2 Cơ chế bảo vệ ngƣời lao động 68 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ 81 1 NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 3.1 Thực trạng bảo vệ ngƣời lao động ở nƣớc ta 81 3.1.1 Quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong nền kinh tế thị trƣờng 81 3.1.2 Thực trạng áp dụng pháp luật trong bảo vệ ngƣời lao động 83 3.2 Giải pháp nhằm bảo vệ ngƣời lao động 90 3.2.1 Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động 90 3.2.2 Nhóm các giải pháp khác 99 KẾT LUẬN CHUNG 103 2 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động-việc làm là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Lao động-việc làm cũng là một trong những nhân tố chính trong thị trường lao động, phản ánh một cách khái quát nhất thực trạng kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thị trường lao động là một trong những thị trường non trẻ ở nước ta, mới chỉ bắt đầu hình thành và phát triển trong những năm gần đây với chủ trương chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Tuy nhiên, theo dự báo thị trường này đang và sẽ diễn ra một cách hết sức phức tạp và có nhiều bức xúc đặc biệt là trong quá trình công nghiêp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của đất nước. Lao động Việt nam trước thềm mở cửa, trước các cơ hội quốc tế hoá và hội nhập, những thách thức đặt ra với một thị trường lao động còn non trẻ ngày một nhiều. Trước các sức ép về việc làm cho người lao động, trước thực trạng thất nghiệp của người lao động, trước khó khăn của nền kinh tế trong nước, sức ép gia tăng dân số, người lao động hiên nay càng khó khăn trong công cuộc tìm kiếm việc làm. Sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động đang làm cho sức cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt, làm giản đi cơ hội lựa chọn của người lao động đối với việc làm. Cho đến nay, người lao động Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, sau đó là những khó khăn, bất cập trong quá trình lao động, sự vi phạm về thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động, sự trượt giá trên thị trường làm khoảng cách chênh lệch giữa mức thu nhập và giá cả thị trường. . .Khi tham gia vào thị trường lao động, người lao động không có mong muốn gì ngoài việc sẽ tìm được một việc làm phù hợp, với mức thu nhập có khả năng nuôi sống bản thân và nếu có thể nuôi sống gia đình. Sau khi có được việc làm mong muốn tiếp theo của họ là được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trong lao động . Mong muốn này là chính đáng và hoàn toàn hợp lý và có 1 cở sở, bởi vì trong mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, người lao động bao giờ cũng ở thế yếu về mặt kinh tế, và bị động trong quan hệ pháp lý so với người sử dụng lao động, vì vậy họ cần và mong muốn được bảo vệ từ phía Nhà nước với công cụ hữu hiệu nhất là pháp luật, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi cung lao động lớn hơn rất nhiều so với cầu lao động, luôn được bổ sung hàng năm. Khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càn khốc liệt, vì lợi nhuận không ít các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã vi phạm các quy định của pháp luật, sẵn sàng vi phạm nghĩa vụ đối với người lao động, xâm phạm đến các lợi ích của người lao động, những vi phạm này mới đầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: