Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 124      Loại file: pdf      Dung lượng: 978.29 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là làm rõ hơn trong nhận thức chung về công tác điều tra cơ bản; đánh giá được thực trạng công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nói chung và lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua; rút ra được những ưu điểm, kinh nghiệm, tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phục vụ hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là một trong những trung tâmchính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của cả nước và trong khuvực. Trong những năm qua, Thành phố đã phát triển nhanh về mọi mặt. Theođó, là sự gia tăng dân số cơ học, hình thành nhiều loại hình kinh tế đa dạng,sự hòa nhập với quốc tế, nảy sinh nhiều thuận lợi và khó khăn của chính nềnkinh tế thị trường … Cũng vì thế, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luậtngày càng diễn biến phức tạp; sự trà trộn và ẩn náu của tội phạm, tiềm ẩnnhiều nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, xuất hiện nhiều yếutố khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng tới công tác phòng ngừa, đấutranh chống tội phạm. Toàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 24 quận, huyện(19 quận và 05 huyện), với 259 phường, 58 xã và 05 thị trấn. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xãhội, đến hết tháng 6 năm 2007, trên địa bàn TP.HCM có 1.244.176 hộ thực tếcư trú, với 6.443.638 nhân khẩu, trong đó, riêng số nhân khẩu tạm trú diệnKT4 (vãng lai, thời vụ, không cố định …) là 862.322 người; người nướcngoài ở khu vực có 1326 hộ, với 4636 người. -Về quản lý đối tượng thuộc hệ quản lý hành chính đang thực tế cưtrú: Có 149.005 đối tượng, trong đó 94.752 đối tượng chính trị, 36.314 đốitượng hình sự, 1830 đối tượng kinh tế, 7782 đối tượng ma tuý, 4913 đốitượng tệ nạn xã hội, 2534 thanh thiếu niên hư, phạm pháp … -Có 5304 đối tượng sưu tra (3393 về hình sự, 469 về kinh tế, 1473 vềma tuý). 1 -Có 31.315 đối tượng tù tha về (26.974 hình sự, 860 kinh tế, 3481 matuý) … Trong các biện pháp công tác của lực lượng Công an nói chung vàCảnh sát nhân dân nói riêng, công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnhsát nhân dân là một hệ thống hoạt động nghiệp vụ có tính cốt lõi, là cơ sở,nền tảng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tộiphạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Tuynhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, góp phần to lớn cho côngtác giữ gìn an ninh trật tự, thời gian qua công tác nghiệp vụ cơ bản của lựclượng Cảnh sát nhân dân vẫn còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại cả về trongqui trình, quy định, lẫn trong việc tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó, ngày06/06/2003, Bộ Công an có Chỉ thị số 05/CT-BCA(C11), về việc chấn chỉnh,tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trongtình hình mới. Kèm theo đó là các Quyết định số 360/QĐ (Qui định về côngtác điều tra cơ bản), 361/QĐ (Qui định về công tác sưu tra, công tác xácminh hiềm nghi), 362/QĐ (Qui định về công tác đấu tranh chuyên án) và363/QĐ (Qui định về công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật). Mụcđích chính là để nâng cao hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản củalực lượng Cảnh sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chốngtội phạm trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cũng là xuất phát từ những yêucầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xãhội; quá trình xây dựng nền dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa, cải cách tưpháp … đòi hỏi các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dânphải được đổi mới, phù hợp thực tiễn. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy, điều tra cơ bản là hoạt độngcó tính chất khởi nguồn và đóng vai trò định hướng cho các mặt nghiệp vụkhác. Kết quả điều tra cơ bản không những phục vụ tốt cho các hoạt độngnghiệp vụ của ngành mà còn phục vụ cho Đảng, chính quyền chỉ đạo công 2tác một cách đồng bộ và hiệu quả. Nếu thực hiện tốt công tác này, vừa tạođiều kiện thực hiện tốt các công tác khác trong thực hiện chức năng quản lýnhà nước như phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, vừa tạo điều kiện, hỗ trợ đắclực cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Trong những năm vừa qua, trên tinh thần các văn bản của Bộ Công an,dựa vào các điều kiện thực tiễn, công tác nghiệp vụ cơ bản nói chung vàcông tác điều tra cơ bản nói riêng đã được Công an Thành phố Hồ Chí Minhrất quan tâm và có những văn bản tổ chức thực hiện thực hiện cụ thể. Theođánh giá chung của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả điều tra cơbản của lực lượng Cảnh sát nói chung và của lực lượng Cảnh sát quản lýhành chính về trật tự xã hội thực hiện theo Hướng dẫn số 32/HD-CATP(PC13) về công tác nghiệp vụ cơ bản đã phục vụ tốt cho công tác quảnlý nhà nước nói chung và công tác an ninh trật tự nói riêng, góp phần cho sựphát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của Thành phố, tạo sự ổn định cơ bản đểphát triển mọi mặt. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, công tác điều trac ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: