Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa

Số trang: 103      Loại file: pdf      Dung lượng: 965.35 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Nghiên cứu, phân tích làm rõ những đặc điểm hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng; đưa ra một số giải pháp phòng ngừa những tội phạm này có hiệu quả cao nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ THU THỦYĐặc điểm hình sự của tội phạm trong lĩnhvực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải pháp phòng ngừa LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2003 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước.Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về thuếvà hoạt động thu thuế như: Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế xuất khẩu – nhậpkhẩu, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt... và gần đây nhất là Luật Thuế giá trị gia tăng.Luật Thuế giá trị gia tăng đã được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và cóhiệu lực từ ngày 1/1/1999, sau hơn bốn năm thực hiện, đã phát huy được nhữngmặt tích cực như: góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuấtkinh doanh phát triển, tăng cường năng lực quản lý sản xuất kinh doanh nóichung và quản lý thuế nói riêng trong khuôn khổ pháp luật... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trongcác quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị giá tăng, một sốcá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng từ ngân sáchNhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Trước sự xuất hiện và ngày càng nguy hiểm, phức tạp của tội phạm tronglĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, đã có một số công trình nghiên cứu phân tích,đưa ra các giải pháp khác nhau để phòng ngừa và đấu tranh với các tội phạmnày. Song, những công trình đó chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện màchỉ bó hẹp trong phạm vi một số khía cạnh. Ví dụ: nghiên cứu của ngành Thuếchỉ phân tích và đưa ra kiến nghị về việc in ấn, phát hành, quản lý và sử dụnghoá đơn như: bài viết ”Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý sử dụng hoá đơn”của tác giả Nguyễn Hoàng Nguyên đăng trên Tạp chí Thuế Nhà nước số tháng8/2003, bài viết “Đi tìm giải pháp cho việc quản lý hoá đơn bán hàng” của tácgiả Nguyễn Xuân Sơn đăng trên tạp chí Tài chính số tháng 9/2002... Nghiên cứucủa ngành Công an chủ yếu hướng vào các biện pháp đấu tranh mang tínhnghiệp vụ đặc thù của ngành như Luận văn Thạc sỹ Luật học “Phát hiện, điềutra tội phạm lừa đảo trong việc thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng của lực 1lượng cảnh sát kinh tế” của tác giả Phan Quang Phương, Học viện Cảnh sátnhân dân (năm 2002)... Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :”Đặc điểmhình sự của tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng và giải phápphòng ngừa”. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần cùng các ngànhchức năng tìm ra những giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống loại tội phạmnày một cách có hiệu quả, góp phần chống thất thoát ngân sách Nhà nước, đảmbảo công bằng xã hội.2. Mục đích của đề tài2.1. Nghiên cứu, phân tích làm rõ những đặc điểm hình sự của các tội phạmtrong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.2.2. Đưa ra một số giải pháp phòng ngừa những tội phạm này có hiệu quả caonhất.3. Nhiệm vụ của đề tài3.1. Làm rõ cơ sở lý luận về thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế giá trị gia tăng vàđặc điểm hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.3.2. Phân tích làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong các qui phạm pháp luật vềhoàn thuế giá trị gia tăng mà tội phạm có thể lợi dụng để hoạt động.3.3. Phân tích làm rõ những nguyên nhân, phương thức, thủ đoạn, trách nhiệmhình sự và những vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội tronglĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.3.4. Dự báo tình hình tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.3.5. Đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trịgia tăng, kiến nghị với các ngành chức năng để có những điều chỉnh hợp lý, đápứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đổi mới.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài4.1. Đối tượng nghiên cứu: 2- Các văn bản pháp luật, dưới luật, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủvà các ngành có liên quan đến điều chỉnh hoạt động hoàn thuế giá trị gia tăng vàcông tác phòng ngừa loại tội phạm này.- Nghiên cứu hồ sơ một số vụ án điển hình trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị giatăng mà Toà án đã xét xử.4.2. Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề nổi lên và có liênquan trực tiếp đến tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng ở lĩnh vựcxuất khẩu hàng hoá từ khi áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng trên phạm vi cảnước (từ năm 1999 đến nay).5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh trong giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội và sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tiến cận hệ thống, toạ đà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: