Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện – qua thực tiễn huyện Nho Quan, Ninh Bình

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.89 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa vào cơ sở lý luận về quyền khiếu kiện, phân tích qui định pháp luật thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật liên quan, qua thực tiễn xét xử giải quyết khiếu kiện hành chính ( vụ án hành chính) của Tòa án nhân dân huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình, tác giả đưa ra một cách khái quát về những hạn chế của hoạt động xét xử hành chính, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu kiện hành chính, phần nào góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính nói chung, tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện – qua thực tiễn huyện Nho Quan, Ninh BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…………/…………BỘ NỘI VỤ……/……HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIABÙI THỊ NGỌC MAITÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂNGIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂNDÂN CẤP HUYỆN – QUA THỰC TIỄN HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNHChuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chínhMã số: 60 38 01 02TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị CúcHÀ NỘI - NĂM 2016MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiLần đầu tiên, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để mở rộng thẩm quyền xét xử các loại án, trong đó có xét xử cáckhiếu kiện hành chính.Với tính chất phức tạp của khiếu kiện hành chính và thực tiễn xét xử các khiếu kiện hành chính liênquan đến đất đai cho thấy việc tăng thẩm quyền cho Tòa án trong xét xử các vụ án hành chính rất cần thiếttrong đời sống xã hội Nghị quyết số 49, NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 2/6/2005 đã xác định chiến lược cảicách tư pháp đến năm 2020, theo đó nêu rõ quan điểm mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với cáckhiếu kiện hành chính; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại tòa án, tạo điềukiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và các cơ quan côngquyền trước tòa án, đồng thời xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án đềuđược thi hành nghiêm chỉnh, ai vi phạm sẽ bị xử lý.Sau khi hệ thống tòa án hành chính được thành lập (năm 1994) , UBTVQH đã ban hành Pháp lệnhthủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và pháp triển của pháp luật tốtụng hành chính, quyền khởi kiện của người dân đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chínhđược xác lập. Qua 14 năm thực hiện Pháp lệnh, một số qui định bộc lộ sự mâu thuẫn với các qui định phápluật liên quan, ví dụ Luật khiếu nại, tố cáo, luật đất đai, một số qui định chưa phù hợp với thực tế, hoặc cónhững qui định chung chung chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu khác nhau. Đây là một trong những nguyênnhân làm cho các vụ việc khiếu kiện hành chính liên quan đến đất đai thường giải quyết không dứt điểm. Đểkhắc phục tình trạng trên, Luật tố tụng hành chính năm 2010 đã ban hành và thi hành đến ngày 30/6/2016.Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội đã ban hành luật tố tụng hành chính năm 2015,có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.Thực tiễn xét xử các khiếu kiện liên quan đến đất đai trong phạm vi cả nước nói chung và của Tòa ánnhân dân huyện Nho quan nói riêng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc như xác định đối tượng khiếu kiện,xác định thời hiệu khởi kiện, xác định người tham gia tố tụng trong các vụ án hành chính, căn cứ đánh giátính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, cơ chế đảm bảo thi hành bản án có hiệu lựcpháp luật còn nhiều rào cản, bất cập.Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đaicủa Tòa án nhân dân cấp huyện – qua thực tiễn huyện Nho Quan, Ninh Bình làm luận văn thạc sĩ củamình.12. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận vănGiải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đainói riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Với nhiều góc độ nghiêncứu khác nhau, dựa trên các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu kiện hành chính, đánh giá cácquy định trên phương diện lý luận; đồng thời dựa trên các giáo trình về tố tụng hành chính cũng là một cáchnhìn nhận khá đầy đủ và logic; dựa trên các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu kiện hànhchính… do đó tôi xin chỉ điểm những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài như sau:+ Bài “ Các giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh khi thu hồi đất nông nghiệp trong quá trìnhcông nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay” của tác giả Lê Đức Thịnh tại hội thảo “ Tình trạng tranh chấp và khiếukiện đất đai kéo dài: thực trạng và giải pháp”, ngày 08-09 tháng 10 năm 2008 tại Buôn Mê Thuột – ĐắcLắc.[12]+ Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Bình (2003) với đề tài: “ Thẩm quyền của tòa án nhândân trong giải quyết các khiếu kiện hành chính”[20]; Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Ngọc Tú với đề tài:“ Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của tòa án nhân dân – qua thực tiễn huyện HằngHóa, Thanh Hóa”[13]; Luận văn thạc sỹ luật học của Châu Huế (2003), khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nộivới đề tài: “Tranh chấp đất đai và thầm quyền giải quyết của Tòa án”[2]; Luận văn thạc sỹ luật học của LýThị Ngọc Hiệp (2009), trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “ Giải quyết tranh chấp quyềnsử dụng đất bằng Tòa án tại Việt Nam”[14].+ Ngoài ra còn có nhiều bài báo được đăng trên tạp chí thanh tra và tạp chí chuyên ngành khác như:“Tòa hành chính ngại giải quyết khiếu nại hành chính” của Luật sư Trần Vũ hải trên trangLuatsuhanoi.com[45]; Bài viết “ Những vướng mắc khi áp dụng luật tố tụng hành chính và luật khiếu nại”của tác giả Vũ Thắng – Tòa phúc thẩm Đà Nẵng trên báo điện tử Tòa án nhân dân tối cao[48]; Bài viết “Luậttố tụng hành chính đã có vướng mắc” của tác giả Quang Nhuần trên trang thông tin điện tử đài PT – TH tỉnhSóc Trăng[25]; Bài viết “ Một số vấn đề về trình tự, thủ tục và kỹ năng xét xử vụ án hành chính tại phiên tòasơ thẩm” của tác giả Phạm Công Hùng - Thẩm phán TANDTC đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 02tháng 01/2013[21].Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vựcđất đai của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, bởi vậy đề tài của tác giả không trùng lặp vớibất cứ đề tài nghiên cứu nào trước đó.3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn- Mục đích nghiên cứu:Dựa vào cơ sở lý luận về quyền khiếu kiện, phân tích q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: