Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 77      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 77,000 VND Tải xuống file đầy đủ (77 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật về góp vốn trong công ty cổ phần: Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về góp vốn trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay và để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn trong công ty cổ phần ở nước ta trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG TỐ UYÊNPHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Tất cả các tài liệu thamkhảo, các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn này đều được dẫn nguồnvà đảm bảo chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2016 Người viết Hoàng Tố Uyên MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬPCÔNG TY CỔ PHẦN1.1. Khái quát về góp vốn thành lập công ty cổ phần ....................................... 61.2. Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần...................................... 17CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬPCÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty cổ phần... 242.2. Thực tiễn góp vốn thành lập công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay ....... 43CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập côngty cổ phần ........................................................................................................ 553.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về góp vốn thành lậpcông ty cổ phần ............................................................................................... 583.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về góp vốnthành lập công ty cổ phần................................................................................ 65KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triểnnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt sau sự kiện gianhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta có sự phát triểnđáng kể. Số lượng các công ty được thành lập ngày càng nhiều đáp ứng các nhu cầucủa xã hội, tạo ra nhiều việc làm và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Trongsố các loại hình doanh nghiệp thì công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanhhuy động vốn có cơ chế mở và linh hoạt nhất, có khả năng huy động vốn rộng rãi,tập trung vốn với quy mô lớn. Từ đó, tạo điều kiện và môi trường thúc đẩy vốn luânchuyển linh hoạt trong nền kinh tế, giúp cho các nguồn lực được phân bổ và sửdụng hợp lý, hiệu quả. Chính vì vậy, ở Việt Nam, từ năm 2006, mô hình công ty cổphần đã được coi là một hướng quan trọng trong chủ trương đổi mới cơ chế quản lýkinh tế để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Điều này đã đượcthể hiện rất rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X: Khuyến khích phát triểnmạnh hình thức kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần thôngqua việc đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanhnghiệp cổ phần mới, để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỉ trọngngày càng cao trong nền kinh tế nước ta [8; tr.231]. Trên cơ sở đó, những quy định về công ty cổ phần được dần bổ sung vàhoàn thiện từ Luật Công ty (1990) đến Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanhnghiệp năm 2005 và mới đây nhất là Luật Doanh nghiệp (2014). Luật Doanh nghiệpcùng với các văn bản pháp luật có liên quan về đầu tư, chứng khoán và thị trườngchứng khoán, kế toán, kiểm toán… về cơ bản đã tạo thành hành lang pháp lý chocông ty cổ phần tồn tại và phát triển. Đối với các loại hình doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng,vốn góp là một vấn đề pháp lý then chốt. Góp vốn là bước khởi đầu của công việckinh doanh, là một yếu tố tiền đề quan trọng đối với sự ra đời, phát triển của mộtcông ty cổ phần, là cơ sở để phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông cũng như quyền 1và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần. Do đó, các quy định pháp luật vềgóp vốn phải hợp lý, rõ ràng, có tính khả thi và phù hợp. Các quy định về góp vốnthành lập công ty cổ phần phải thực sự bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp củacác cổ đông, các chủ nợ cũng như tạo tiền đề pháp lý vững chắc cho hoạt động củacông ty cổ phần. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về góp vốnthành lập công ty cổ phần ở nước ta đã bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế về chủ thểđược quyền góp vốn, các hình thức góp vốn, một số quy định thiếu tính thống nhấtvới các văn bản pháp luật khác... Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của góp vốn thành lập công ty cổphần, tác giả lựa chọn “Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần ở ViệtNam hiện nay” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự phức tạp của vấn đề góp vốnthành lập công ty, vấn đề này đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa họcở các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, pháp luật… trong đó có thể kể đến như: * Các công trình khoa học n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: