Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng dành cho khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về lãi suất cho vay và pháp luật về lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại dành cho khách hàng là cá nhân. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng dành cho khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn áp dụng các quy định này trên thực tế. Từ đó có những đề xuất hoàn thiện pháp luật và các giải pháp đảm bảo sự vận hành của các đó trong thực tiễn ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng dành cho khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN f LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO VIỆT THẮNG PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT CHO VAY BẰNG VIỆT NAM ĐỒNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi trên cơ sở địnhhướng của giảng viên hướng dẫn. Tôi xin chịu trách nhiệm mặt pháp lý về nội dungcủa công trình. Tên tác giả Đào Việt Thắng MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT CHO VAY BẰNG VIỆTNAM ĐỒNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI ................................................................................................................ 61.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại .............. 61.2. Khách hàng và khách hàng cá nhân trong hoạt động cho vay của ngân hàngthương mại ......................................................................................................................... 131.3. Lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng dành cho khách hàng cá nhân của các ngânhàng thương mại ................................................................................................................ 17Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT CHO VAY BẰNGVIỆT NAM ĐỒNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................... 282.1. Quy định của pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng dành cho kháchhành cá nhân của các ngân hàng thương mại hiện nay ..................................................... 282.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng dành chokhách hành cá nhân của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay ....................... 38Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ ĐẢM BẢO THỰCHIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT CHO VAY BẰNG VIỆT NAM ĐỒNGDÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI Ở VIỆT NAM ........................................................................................................ 563.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật về lãi suất chovay bằng Việt Nam đồng dành cho khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mạiở Việt Nam ........................................................................................................................ 563.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật về lãi suất chovay bằng Việt Nam đồng dành cho khách hành cá nhân của các ngân hàng thương mạiở Việt Nam ........................................................................................................................ 60KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 69TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 70 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Vay và cho vay là hoạt động diễn ra giữa những người dư thừa với những ngườicần nguồn vốn để đầu tư. Trong đó, người vay thường phải trả thêm một phần giá trịngoài phần vốn gốc ban đầu. Tỉ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốnban đầu được gọi là lãi suất. Lãi suất là nghĩa vụ mà người vay phải trả sở hữu quyềnsử dụng nguồn vốn của người khác, đồng thời là phần bù đắp sự hi sinh quyền sử dụngtiền tệ hiện tại của người cho vay. Lãi suất gắn liền với hoạt động vay và cho vay. Lãi suất đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự vận động của nền kinh tế, tuynhiên nếu để tự do sẽ dễ dẫn đến xu hướng bị lạm dụng do sự bất cân xứng giữa ngườicho vay và người đi vay về nhu cầu và quyền lực để hướng tới lợi ích của người chovay. Như vậy, làm thế nào để vừa giữ được sự tồn tại của lãi suất và tránh được nguycơ bị làm dụng? Các quy định của nhà nước nhằm giới hạn điều này là giải pháp mànhiều nền kinh tế đã lựa chọn. Tuy nhiên hoạt động giới hạn của nhà nước không phảilà điều đơn giản. Bởi không những duy trì được các giá trị tự do thoả thuận của kinh tếthị trường mà còn phải đảm bảo sự hiện diện của nhà nước với những quy định giớihạn rõ ràng để lãi suất không bị lạm dụng là một điều không dễ. Tại Việt Nam, vấn đề lãi suất cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, điềuchỉnh bằng chính sách và pháp luật. Tuy nhiên thực tế áp dụng với sự biến động phứctạp của các quan hệ xã hội, đã xuất hiện những hoàn cảnh mà trong đó chính luật phápđã trở thành một cản lực. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do nềnkinh tế thị trường vận động phức tạp, có thể do luật chúng ta là luật khung (dễ bị chiphối bởi các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như việc suy diễn luật tự do) hoặc là cảhai. Chính điều những nguyên nhân đó tác động tiêu cực đến sự vận động của quan hệtín dụng nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung. Đặc biệt lãi suất cho vay đối vớikhách hàng cá nhân bằng Việt Nam đồng của các ngân hàng thương mại trong thờigian gần đây có những biến đổi thể hiện sự không dứt khoát giữa tự do hoá và chi phốitừ phía nhà nước. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: