Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về lao động nước ngoài làm việc có thời hạn tại Việt Nam

Số trang: 80      Loại file: pdf      Dung lượng: 855.84 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 80,000 VND Tải xuống file đầy đủ (80 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiệm vụ của đề tài phân tích và làm sáng tỏ lý luận pháp luật và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về lao động nước ngoài làm việc có thời hạn tại Việt Nam. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài làm việc có thời hạn tại Việt Nam, cũng như áp dụng có hiệu quả chúng trong thực tiễn đời sống. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về lao động nước ngoài làm việc có thời hạn tại Việt Nam VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ ĐOAN TRANGPHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN TẠI VIỆT NAM Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ MAI THANH HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, do tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của PGS.TS Lê Mai Thanh.Vì vậy tôi xin chịu trách nhiệm hoàntoàn về công trình nghiên cứu của mình./. Học viên Phạm Thị Đoan Trang LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đếnPGS.TS. Lê Mai Thanh, người đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi tận tình trong suốtquá trình nghiên cứu đề tài này. Xin cám ơn Ban giám hiệu, Ban đào tạo sauđại học, các thầy, cô thuộc khoa luật Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hộivà Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tậpvà hoàn thiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo Phòng Việclàm - An toàn lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thànhphố Hồ Chí Minh và Ban Giám đốc trung tâm ngoại ngữ Liên Lục Địa(ICLC), nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thờigian học tập và thực hiện Luận văn./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 3 năm 2019 Học viên Phạm Thị Đoan Trang MỤC LỤCDanh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iChương 1: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀMVIỆC CÓ THỜI HẠN ....................................................................................... 71.1. Khái quát chung lao động nước ngoài làm việc có thời hạn và nhu cầuđiều chỉnh pháp luật .......................................................................................... 71.2. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về lao động nước ngoài làm việc có thờihạn ............................................................................................................ 121.3. Nội dung pháp luật về lao động nước ngoài làm việc có thời hạn .......... 151.4. Nguồn pháp luật về lao động nước ngoài làm việc có thời hạn ............... 20Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀILÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN TẠI VIỆT NAM .............................................. 252.1. Thực trạng pháp luật về tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc có thờihạn tại Việt Nam ............................................................................................. 252.2. Thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động nước ngoài làm việccó thời hạn tại Việt Nam ................................................................................. 362.3. Thực trạng pháp luật quản lý, thanh tra và xử lý lao động nước ngoài làmviệc có thời hạn tại Việt Nam ......................................................................... 44Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN TẠIVIỆT NAM ..................................................................................................... 543.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về lao động nước ngoài làm việc cóthời hạn tại Việt Nam ...................................................................................... 543.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với lao động nước ngoài làm việc cóthời hạn tại Việt Nam ...................................................................................... 57KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69 Danh mục các chữ viết tắtChữ viết tắt Nội dung đầy đủASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên TháiCPTPP Bình DươngEPC Tổng thầu Hợp đồng, thiết kế, cung ứngFDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiFTA Hiệp định thương mại tự doHĐLĐ Hợp đồng lao độngLĐNN Lao động nước ngoàiLĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hộiNNN Người nước ngoàiQLNN Quản lý nhà nướcUBND Ủy ban nhân dân Mở đầu1. Tính cấp thiết của đề tàiHội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn trong sự hợptác cùng có lợi nhưng cũng khiến các quốc gia phải đối mặt với nhiều tháchthức. Trong xu thế đó, cùng với dòng di chuyển của hàng hóa và vốn, dichuyển lao động là điều không tránh khỏi.Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc có thời hạn không phải là điều mớimẻ và đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh đối tượng này. Bộ luật Laođộng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quangày 18 tháng 6 năm 2012 đã có những quy định riêng cho một số loại laođộng đặc thù, trong đó có lao động nước ngoài tại Việt Nam. Hướng dẫn thựchiện Bộ luật Lao động là những nghị định, thông tư được sửa đổi, bổ sung vàthay thế nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, tình hìnhkinh tế - xã hội và thực trạng lao động của Việt Nam luôn thay đổi, trong bốicảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thếgiới, đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộxuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minhChâu Âu (đã được phê chuẩn) khiến Việt Nam phải chịu sự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: