Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Số trang: 121      Loại file: pdf      Dung lượng: 855.64 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 121,000 VND Tải xuống file đầy đủ (121 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận văn là đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tìm ra những bất cập, vướng mắc ngay trong các quy định và thực tiễn áp dụng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống các vi phạm hành chính nói chung, vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU THỦYPháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường / c Trần Thị Lâm Thi ; Nghd. : TS. Hoàng Thị Kim QuếLUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI, 2003 1 PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó làquốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái vànhững sự cố môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng và trở thành vấn đề lớnthách thức nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, bảo vệ môitrường đã trở thành một vấn đề trọng yếu của toàn cầu và đang được nhiều quốcgia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo vệ môi trường gắn liền với sự pháttriển bền vững đã trở thành một nội dung quan trọng của các chiến lược và kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Ở Việt nam, bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong nhữngchính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp vàchính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt độngcủa cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hành vigây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong những biện pháp mà nhànước sử dụng, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện và vai tròngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi trường kể từ khi đất nướcchuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đềmôi trường. Luật môi trường là một lĩnh vực rất mới trong hệ thống pháp luật ViệtNam cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới. Do đó, vấn đề xửphạt đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môitrường cũng mới được quy định trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.Có thể kể đến một số văn bản quan trọng như: Luật bảo vệ môi trường năm1993, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Nghị định 26/NĐ-CP năm1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường... Tuynhiên, qua gần 7 năm thực hiện, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995và Nghị định 26/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập cần được nghiên 2cứu khắc phục như: các quy định còn thiếu hoặc quá chung chung, thiếu tính cụthể, chưa phù hợp, lại không được hướng dẫn cụ thể nên dễ bị làm trái; các biệnpháp xử phạt hành chính còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được với tình hình viphạm hành chính đa dạng, phức tạp; một số quy định về thẩm quyền xử phạt,thủ tục xử phạt chưa phù hợp với thực tế ... Ngoài ra, một số quy định trongPháp lệnh và Nghị định 26/CP cũng không còn phù hợp với các luật, pháp lệnhcó liên quan khác được ban hành trong những năm gần đây. Do vậy, chúng cầnđược sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính năm 1995 là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranhphòng chống vi phạm pháp luật. Tại phiên họp ngày 02/7/2002, UBTVQH đãthông qua Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi. Pháp lệnh này có hiệulực kể từ ngày 01/10/2002 (gọi tắt là Pháp lệnh 2002). Trên cơ sở pháp lệnh xửlý vi phạm hành chính năm 2002, các quy định pháp luật về xử phạt hành chínhtrong các lĩnh vực quản lý nhà nước trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trườngcũng cần phải được sủa đổi theo cho phù hợp. Xuất phát từ nguy cơ môi trường của toàn cầu nói chung, của Việt Namnói riêng, xuất phát từ vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường, từthực tế quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong đó có quy định về xửphạt vi phạm hành chính còn mới mẻ đối với nước ta, các công trình khoa họcpháp lý nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều, hơn thế nữa để tạo nên một hệthống pháp luật xử lý vi phạm hành chính đồng bộ, hoàn chỉnh, việc nghiên cứupháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường làcần thiết, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu lý luận và áp dụng trong thực tiễn đấutranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Với những lý dotrên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật xử phạt hành chính tronglĩnh vực bảo vệ môi trường”.2. Tình hình nghiên cứu 3 Trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về phápluật xử phạt vi phạm hành chính như: “Chế tài hành chính - Lý luận và thựctiễn” của Tiến sỹ Vũ Thư, NXBCTQG năm 2000; Luận văn cao học “Hoànthiện quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính” của tácgiả Nguyễn Trọng Bình, trường Đại học Luật HN năm 2000; Luận văn cao học“Vi phạm hành chính và tội phạm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tácgiả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: