Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới

Số trang: 114      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn này hướng đến việc trình bày quan điểm, nhận thức của tác giả xung quanh các vấn đề lý luận cơ bản của quản lý hộ tịch, dựng lên bức tranh về lịch sử phát triển cũng như thực trạng quản lý hộ tịch ở Việt Nam để từ đó có được những đánh giá khách quan làm cơ sở đi đến các kiến nghị khoa học nhằm đổi mới mạnh mẽ và đúng hướng lĩnh vực quản lý nhà nước này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM TRỌNG CƯỜNGQuản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP QUYỀN HÀ NỘI, 2003 LỜI NÓI ĐẦU Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hànhchính mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị nào với trình độ phát triểnnào cũng đều quan tâm. Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phươngthức quản lý khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầyđủ, kịp thời, chính xác các dữ liệu về đặc điểm nhân thân cơ bản của từngcông dân. Ở nước ta, quản lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toànbộ hoạt động quản lý dân cư. Quản lý hộ tịch tốt là cơ sở để Nhà nước hoạchđịnh các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng vàtổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó. Mặt khác, thông qua quản lýhộ tịch Nhà nước mới có thể bảo vệ một cách tốt nhất những quyền nhân thâncơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự.Đăng ký hộ tịch là hoạt động thể hiện một cách tập trung, sinh động mối quanhệ giữa Nhà nước và công dân. Ở phương diện này có thể thấy quản lý hộ tịchlà một lĩnh vực hoạt động thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước. Song hành cùng quá trình hình thành và phát triển của nền hành chínhquốc gia, đến nay hoạt động quản lý hộ tịch ở nước ta đã trải qua hơn 50 nămphát triển. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quannhư: đặc điểm lịch sử, truyền thống, tập quán, chế độ chính trị, pháp lý, trìnhđộ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội - khoa học - công nghệ, nhận thức củangười dân... nên hiện nay lĩnh vực quản lý hộ tịch của nước ta còn nhiều điểmbất cập, chưa đáp ứng yêu cầu bức xúc mà thực tiễn của sự nghiệp xây dựngnền một hành chính phục vụ năng động, hiệu quả, hiện đại đã và đang đặt ra.Nguyên nhân cơ bản của tình trạng nói trên là do pháp luật về quản lý hộ tịchcủa nước ta còn chậm đổi mới, cơ chế hoạt động còn nhiều bất hợp lý, nhiềuquy định vẫn mang nặng dấu ấn của cơ chế hành chính quan liêu, lạc hậu. 3 Sau hơn 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hiện nay đất nước đangbước vào một giai đoạn phát triển mới mà trong đó, vấn đề xây dựng một nềnhành chính dân chủ, hiệu quả, hiện đại đang đặt ra hết sức cấp thiết. Trong bốicảnh đó, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực hộ tịch – một lĩnh vực quảnlý xã hội có khách thể quản lý hết sức rộng lớn và phức tạp cũng đang đượcđặt trước những yêu cầu đổi mới mạnh mẽ cả về nhận thức cũng như thực tiễnhoạt động. Để có thể xác định những giải pháp hữu hiệu nhằm đổi mới, nângcao hiệu quả của công tác quản lý hộ tịch, việc nghiên cứu lịch sử, tổng kếtthực tiễn, xây dựng lý luận về lĩnh vực khoa học pháp lý này có vai trò hết sứcquan trọng.Với nhận thức như vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhànước về hộ tịch - lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới” làm đề tàinghiên cứu luận văn Cao học Luật của mình. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,luận văn này hướng đến việc trình bày quan điểm, nhận thức của tác giả xungquanh các vấn đề lý luận cơ bản của quản lý hộ tịch, dựng lên bức tranh vềlịch sử phát triển cũng như thực trạng quản lý hộ tịch ở Việt Nam để từ đó cóđược những đánh giá khách quan làm cơ sở đi đến các kiến nghị khoa họcnhằm đổi mới mạnh mẽ và đúng hướng lĩnh vực quản lý nhà nước này. Để đạtđược mục đích nghiên cứu đó trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, trongquá trình nghiên cứu tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phùhợp như: phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,phương pháp so sánh luật... Về bố cục, luận văn được trình bày với kết cấugồm lời nói đầu, ba chương, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Từ giác độ tiếp cận của khoa học pháp lý, có thể nói đây là đề tài cònmới mẻ và thiếu sự định hình về mặt lý luận. Bởi vậy, trong quá trình tổ chứcnghiên cứu mặc dù tác giả cố gắng sưu tầm, nghiên cứu một cách có hệ thốngcác tài liệu có liên quan cũng như thực tiễn hoạt động quản lý hộ tịch nhưng 4chắc chắn nội dung, bố cục cũng như cách thức trình bày công trình nàykhông tránh khỏi những sơ xuất và khiếm khuyết. Tuy nhiên, trong phạm vinghiên cứu của một luận văn Cao học, chúng tôi chỉ mong muốn đóng gópthêm một tiếng nói nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảquản lý hộ tịch của Nhà nước ta. 5 CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN Đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: