Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng vấn đề tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST trên địa bàn thành phố Hải Phòng, phân tích các bất cập, hạn chế. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST bảo đảm một phiên tòa hình sự công bằng, dân chủ, văn minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƢƠNG THỊ THANH NHÀNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊNTẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI. 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƢƠNG THỊ THANH NHÀNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊNTẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Mạnh Hùng HÀ NỘI. 2013 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong những nămvừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Việt Nam đã trở thành điểm đếnthu hút các nhà đầu tư bởi một nền chính trị ổn định, môi trường đầu tư antoàn. Cùng với sự nỗ lực của toàn xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng đã cónhiều cố gắng trong hoạt động tư pháp góp phần quan trọng vào việc giữ gìnan ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Có được những thành tựu đó là cả mộtsự phấn đấu, nỗ lực của toàn xã hội nhằm mục tiêu xây dựng xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội, trong đó có sự đóng góp củanhững nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động thực tiễn trong các cơquan tư pháp. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự vẫn còn tìnhtrạng để xảy ra oan, sai gây ảnh hưởng đến các quyền tự do, dân chủ củangười dân. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương cải cách tư phápnhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), hạn chế tìnhtrạng oan, sai đồng thời hiện thực hóa các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Với chức năng thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát cáchoạt động tư pháp, trong những năm qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã làm tốtnhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống tội phạm và ngăn ngừa cácvi phạm pháp luật. Với việc ban hành Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân(VKSND) năm 2002 và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, vaitrò, vị trí của VKSND trong hoạt động tố tụng hình sự (TTHS) ngày càngđược nhấn mạnh. Để công cuộc cải cách tư pháp đạt kết quả, Đảng đã banhành nhiều nghị quyết làm cơ sở và định hướng lớn cho công cuộc cải cáchnày. Trong lĩnh vực TTHS, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của BộChính trị đã nêu rõ: Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên 1tòa bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những ngườitham gia tố tụng khác [13]. Tiếp đến, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định: Nâng cao chất lượng tranh tụng tại tấtcả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp [14].Đây là một yêu cầu và đòi hỏi mang tính khách quan và là một biện pháp đảmbảo cho việc xét xử tại các phiên tòa được dân chủ, khách quan, toàn diện; đểviệc phán quyết của Hội đồng xét xử (HĐXX) được đúng người, đúng tội,đúng pháp luật. Có thể nói, quá trình giải quyết một vụ án hình sự là một quá trình giảiquyết xung đột giữa hai lợi ích: lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân. Lợi ích xãhội đòi hỏi mọi tội phạm đều được phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời, nghiêmminh. Trong khi đó lợi ích cá nhân trong TTHS đòi hỏi không làm oan sai,quyền công dân, quyền con người được đảm bảo và tôn trọng. Để đảm bảođược cả hai lợi ích này, vấn đề tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên tòa làmột trong những thủ tục tố tụng có tính chất mấu chốt. Tranh tụng tại phiên tòa có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ làsự đánh giá kết quả hoạt động của các giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có tácdụng to lớn đối với chính giai đoạn xét xử. Đây chính là cơ chế tối ưu nhất đểbảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, đảm bảo việc truy tố, xét xử là đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên trongnhững năm qua, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa luôn được sự quan tâm,nghiên cứu đã thực sự trở thành vấn đề nóng hổi, không chỉ được tranh luậntại các hội nghị khoa học và các hội nghị về tư pháp mà còn trở thành một yêucầu bức thiết trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng như trong hoạt độngthực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề tranh tụng của Kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòahình sự mới chỉ được ghi nhận trong các nghị quyết của Đảng. Bên cạnh đó,thực tiễn hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự trên phạm vi cả nước nóichung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng cho thấy còn nhiều tồn 2tại, dẫn đến chất lượng của hoạt động n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: