Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự

Số trang: 95      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.36 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vai trò của thẩm phán trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của thẩm phán. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------------------------- BÙI VĂN LƯƠNG VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁNTRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2006 MỤC LỤC TrangMở đầu 1Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của thẩm phán trong hoạt 6 động tố tụng hình sự1.1. Đặc điểm của tố tụng hình sự và các mô hình tố tụng hình sự 61.2. Vai trò của thẩm phán trong tố tụng hình sự 151.3. Những yêu cầu của cải cách tư pháp và vấn đề nâng cao vai trò 24 của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sựChương 2: Vị trí, vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của thẩm phán 28trong tố tụng hình sự Việt Nam2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1959 282.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng 31 hình sự năm 19882.3. Vai trò thẩm phán theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 362.4. Quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự 43 từ năm 1988 đến nay về vai trò của thẩm phánChương 3: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về vai 52 trò của thẩm phán trong TTHS và một số kiến nghị3.1. Vai trò của thẩm phán trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự 523.2. Một số kiến nghị về hoàn thiện địa vị pháp lý của Thẩm phán 77 trong tố tụng hình sự3.3. Một số kiến nghị về mặt tổ chức nhằm nâng cao vai trò của 81 thẩm phán trong tố tụng hình sựKết luận 85Danh mục tài liệu tham khảo 87 1 MỞ ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chủ trương “cải cách tổ chức,nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thầntrách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam,giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra trường hợp oan, sai. Sắp xếplại hệ thống Toà án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của toà án cáccấp. Tăng cường đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân cả về số lượng vàchất lượng” [11, tr. 133]. Ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW vềChiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết xác định Toà án giữ vịtrí trung tâm trong hệ thống tư pháp, hoạt động của Toà án là trọng tâm của hoạtđộng tư pháp. Đây là bước phát triển mới về nhận thức lý luận trong lĩnh vực tưpháp nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX với mụctiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định nhiệm vụ: “Cải cách tư pháp khẩntrương, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trung tâm...” [12, tr. 127].Điều đó càng thể hiện rõ vai trò của Toà án trong cải cách tư pháp. Được thành lập ngay sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời vàonăm 1945, Toà án nhân dân trở thành một trong những công cụ đắc lực củachuyên chính vô sản. Tiền thân là Toà án quân sự, được thiết lập tại một sốđịa phương bởi Sắc lệnh số 33c ngày 13 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịchChính phủ lâm thời, ngành Toà án Việt Nam không ngừng phát triển và lớnmạnh. Hoạt động của Toà án trong thời kỳ đầu cách mạng đã “kịp thờitrừng trị những người có hành vi vi phạm pháp luật; góp phần giữ vững nềnđộc lập dân tộc, sức mạnh chiến đấu của quân đội, nâng cao nhận thức vềpháp luật, ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm cho cán bộ, chiến sỹ vànhân dân” [39, tr. 15]. Với cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất vào năm 21950 theo Sắc lệnh số 85-SL, mô hình Toà án đã được xác định, với mụcđích là “nhằm bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động củaToà án, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào việc xét xử đồng thờigiám sát hoạt động xét xử của Toà án; tổ chức lại hệ thống Toà án nhân dângọn nhẹ, thống nhất, có hiệu quả” [39, tr. 11]. Vào tháng 4 năm 1958 Quốchội quyết định thành lập Toà án nhân dân tối cao, tách Toà án ra khỏi BộTư pháp, sau đó ban hành Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960. Đâyđược xem như cuộc cải cách tư pháp lần thứ hai. Thời kỳ này ngành Toà ánđã góp phần cải tạo các quan hệ sản xuất cũ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của Toà án đã mang lại nhiều kinhnghiệm để Nhà nước ta xây dựng các đạo luật trong những năm gần đây.Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Toà án nhân dân được mở rộng thẩmquyền giải quyết các loại án, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội,ổn định môi trườn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: