Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 910.10 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế "Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Khái quát về bảo hiểm tài sản và pháp luật bảo hiểm tài sản; Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tài sản hiện nay; Kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tài sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- PHẠM THỊ VIỆT BẢO HIỂM TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- PHẠM THỊ VIỆT BẢO HIỂM TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN VĂN VÂN Hà Nội, năm 2021 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với quá trình vận động kinh tế thị trường, mỗi thành viên trong xã hội luôn cố gắng làm việc để hướng tới những giá trị về vật chất lẫn tinh thần, đó là kết quả của quá trình lao động, làm việc và không ngừng học hỏi, tạo ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, đối với mọi người luôn thường trực đối diện trước nguy cơ rủi ro là những sự kiện xảy ra một cách bất ngờ ngoài dự kiến, nên để duy trì cuộc sống ổn định và vững vàng vượt qua mọi khó khăn, con người cần có quỹ tài chính đủ lớn để kịp thời bù đắp được đầy đủ hoặc một phần thiệt hại từ các sự cố gây ra, nhanh chóng khôi phục cuộc sống, sản xuất kinh doanh. Do đó, nhu cầu về sự an toàn tài chính được đặt ra như một tất yếu, khách quan trong cuộc sống, tạo tiền đề cho sự ra đời, tồn tại, phát triển của hệ thống bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng. Khi mua bảo hiểm cho tài sản của mình, đối ứng với nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm luôn được hưởng những quyền lợi tương xứng được pháp luật thừa nhận, bảo vệ, trong đó quan trọng nhất là khôi phục một cách nhanh chóng tình trạng tài chính của mình khi tài sản bảo hiểm bị tổn thất. Do đó người mua bảo hiểm có thể vừa an tâm sản xuất, kinh doanh để khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản của mình, vừa được DNBH đứng ra cam kết gánh chịu toàn bộ hoặc một phần tổn thất để san sẻ gánh nặng tài chính khi xảy ra các rủi ro với họ. Hiện nay, BHTS là những nghiệp vụ có đóng góp doanh thu lớn và quan trọng cho các DNBH phi nhân thọ. Hoạt động BHTS ra đời có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần ổn định thị trường, ổn định xã hội, qua đó thể hiện những giá trị nhân văn cao đẹp, phát huy truyền thống đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc ta. Tuy nhiên, DNBH với vị trí là trung gian tài chính, là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, còn BMBH có thể là các tổ chức kinh tế, cũng có thể là những cá nhân và đều không có nhiều hoặc không hiểu rõ kiến thức chuyên môn so với DNBH. Vì nắm giữ tài sản, đối mặt với nhiều rủi ro có thể xảy ra, chủ thể mua bảo hiểm tìm đến các DNBH nhằm mục đích muốn bảo vệ tài sản của mình khỏi những rủi ro có thể phát sinh trong đời sống và hoạt động kinh doanh khác. Mặt khác, BHTS cũng là một lĩnh vực có rất nhiều quy định phức tạp và không rõ ràng, nếu doanh nghiệp và người tham gia bảo hiểm không nắm rõ sẽ rất khó đạt được mục đích đó. Chính vì vậy, trong giao dịch BHTS sẽ có rất nhiều rủi ro nhưng trên thực tế bên mua luôn là bên phải chịu nhiều rủi ro hơn các DNBH. Bởi vậy, cần phải có một thị trường BHTS vững mạnh với những quan hệ bảo hiểm bình đẳng, cùng có lợi giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh BHTS. Trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong lĩnh vực BHTS luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng, từng bước xây dựng. Tuy nhiên, BHTS xuất hiện ở Việt Nam khá muộn, đồng thời hệ thống pháp luật về BHTS vẫn đang trong quá trình củng cố, hoàn thiện nên chưa thể điều chỉnh hiệu quả các quan hệ BHTS hiện nay. Lợi dụng kẽ hở pháp luật, một số đối tượng đã tiến hành trục lợi bảo hiểm, loại bỏ các quyền lợi chính đáng mà bên tham gia BHTS đáng được hưởng, từ chối bồi thường bảo hiểm, chậm tiến hành việc thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm,… gây ra nhiều vấn nạn nhức nhối trong xã hội, vi phạm nghiêm trọng pháp luật và đạo đức xã hội. Mặt khác, bởi sự lỏng lẻo, chưa hoàn thiện của pháp luật đã dẫn đến tình trạng các bên tham gia quan hệ BHTS, kể cả cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tài phán không nhận thức đúng, tuân thủ đúng các quy định pháp luật BHTS, việc xây dựng ban hành các văn bản quy tắc bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm không chính xác dẫn đến xâm phạm quyền lợi của bên được bảo hiểm và phát sinh nhiều tranh chấp phức tạp. Nếu thực trạng này cứ kéo dài thì BHTS sẽ mất đi ý nghĩa vốn có ban đầu của nó và sẽ không còn ai dám đặt lòng tin vào BHTS, các DNBH sẽ mất đi nguồn lợi nhuận lớn từ việc kinh doanh bảo hiểm. Chính vì vậy, việc bảo vệ các chủ thể tham gia bảo hiểm không những là một cách để duy trì niềm tin đối với ngành bảo hiểm mà còn tác động đảm bảo sự ổn định của xã hội. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: