Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Kháng nghị giám đốc thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 931.27 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề chung về kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự; Thực trạng pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm dân sự và thực tiễn áp dụng ở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm dân sự ở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Kháng nghị giám đốc thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ LÍKHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM THEO PHÁP LUẬTTỐ TỤNG DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THỊ LÍKHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM THEO PHÁP LUẬTTỐ TỤNG DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG THỊ QUỲNH CHI HÀ NỘI - 2021 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) có hiệu lực thi hành ngày01/7/2016, quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, trong đó cónội dung thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật gồm có 3chương 35 Điều (từ Điều 325 đến 359) trên cơ sở kế thừa các quy định củaBLTTDS năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011), đánh dấu mốc quantrọng trong quá trình phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. BLTTDSkhông chỉ quy định chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sựvới mục tiêu đảm bảo việc giải quyết các vụ việc này một cách nhanh chóng, chínhxác, công minh và đúng luật mà còn quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về thủ tục giámđốc thẩm với mục đích xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật nhưng phát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Tuynhiên, sau một thời gian thực hiện các quy định của BLTTDS 2015 cho thấy đã phátsinh những bất cập nhất định. Các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật bị đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm tăng ngày càng nhanhvề số lượng và mức độ phức tạp ở toàn ngành Tòa án nói chung và ở Tòa án nhândân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (TANDCC tại TPHCM) nói riêng. Tòa ánnhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh là một cấp Tòa án mới được thành lậptheo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Việc nội dung đề nghị xem xét lạitheo thủ tục giám đốc thẩm dân sự của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chứcđược chấp nhận cũng có nghĩa là số lượng bản án, quyết định đã có hiệu lực bịkháng nghị nhiều hơn. Các vụ việc dân sự được xem xét lại một cách khách quanhơn nhằm đảm bảo quyền lợi cho đương sự nhưng cũng có những vụ việc bị xử đi,xử lại nhiều lần dẫn đến tốn kém về cả thời gian, công sức và tiền bạc của cả Nhànước và công dân. Tình trạng này còn làm cho người dân mất lòng tin vào ngànhTòa án nhân dân (TAND) nói riêng và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung. Vìvậy, vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn củakháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam để từ đó có những đề xuất 1thiết thực, cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giám đốc thẩm vànâng cao hiệu quả công tác giám đốc thẩm của Tòa án. Bên cạnh đó, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trongthời gian tới”; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 “Về chiến lược xây dựngvà hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm2020” và đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005nhằm “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy địnhchặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra khángnghị đối với bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, khắc phụctình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ”. Trên cơ sở đó, hoàn thiện cơ sở pháplý để TAND thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm tínhđồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân mà Đảng và Nhà nước ta đã vàđang hướng đến. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Kháng nghị giám đốc thẩm theopháp luật tố tụng dân sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố HồChí Minh” để làm luận văn thạc sĩ. Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá đầy đủcác quy định pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm dân sự; chỉ ra những khó khăn,vướng mắc, và nguyên nhân của vấn đề này. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật, làm căn cứ cho các chủ thể có quyềnthực hiện đúng đắn và đầy đủ các quyền của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua khảo sát, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học cóliên quan đến đề tài này như sau: - Đề tài Khoa học ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: