Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Số trang: 84      Loại file: pdf      Dung lượng: 809.20 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 84,000 VND Tải xuống file đầy đủ (84 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Từ đó đưa ra định hướng, các luận cứ khoa học nhằm kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong hoạt động này ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚCTHEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, 2019 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên chưa đượccông bố ở bất cứ đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thíchnguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Quỳnh Mai MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁPLUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆPNHÀ NƯỚC 6 1.1 Khái quát chung về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước 6 1.2 Pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhànước 16 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁPLUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆPNHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 27 2.1Thực trạng pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanhnghiệp nhà nước ở Việt Nam 27 2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tạidoanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 40 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNPHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANHNGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 57 3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nướctại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 57 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhànước tại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 59 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Điều 51 Hiến pháp 2013, “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinhtế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Doanh nghiệp nhà nước (trong luận văn gọi tắt làDNNN) là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩyphát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, vai tròcủa DNNN là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triểnđối với nền kinh tế còn hạn chế. Các sai phạm về quản lý vốn nhà nước tại các DNNNcòn khá phổ biến. Thời gian qua phát sinh nhiều vụ án lớn, gây thiệt hại hàng ngàn tỷcho đất nước. Một số tập đoàn, tổng công ty đã thành lập các công ty con và đầu tư vàonhững lĩnh vực ngoài nhiệm vụ chính được giao nhưng kiểm soát thiếu chặt chẽ làmphân tán nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do pháp luật về quản lý hoạt động nóichung và quản lý vốn nói riêng của DNNN còn hạn chế, kém hiệu quả, tạo kẻ hở để phátsinh tiêu cực. Việc tổ chức thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đốivới DNNN tuy đã rõ hơn nhưng vẫn còn nhiều lúng túng và quản lý kém hiệu quả. Côngtác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động DNNN còn mang tính hình thức,chưa thực sự là công cụ để cảnh báo, ngăn ngừa hạn chế rủi ro. Do đó, để hạn chế tìnhtrạng thất thoát vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, nâng cao hơn nữa năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, Nhà nước cần hoàn thiện hơn hànhlang pháp luật về quản lý vốn của DNNN cũng như nâng cao hiệu quả thực thi công tácnày. Xuất phát từ các yêu cầu trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản lý, sửdụng vốn nhà nước tại DNNN theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để làm luận văn tốtnghiệp thạc sĩ. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DNNN theo pháp luật Việt Nam đã đượcnghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Một số công trình nghiên cứu liên quanđến đề tài tác giả đã lựa chọn là: Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Thanh Hòa về đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: