Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo Luật Cạnh tranh 2018

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.31 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về Cơ quan cạnh tranh quốc gia; Quy định về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo Luật Cạnh tranh 2018; Kiến nghị thi hành pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo Luật Cạnh tranh 2018VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- PHAN HỒNG HẢI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2021VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- PHAN HỒNG HẢI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018 Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT Hà Nội, năm 2021 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1988, Việt Nam chính thức tham gia APEC - Diễn đàn hợp tác kinhtế châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một dấu mốc quan trọng, mở ra mộtthời kỳ đổi mới, cải cách, tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăngtrưởng. Chỉ ít năm sau đó, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO) vào đầu năm 2007. Mười năm sau, sự kiện APEC 2017được Việt Nam tổ chức thành công như một lời khẳng định về vai trò, vị thếmới của nước ta trong cộng đồng quốc tế. Cùng với bối cảnh của cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ tư, mà ở đó những thay đổi, tiến bộ ảnh hưởng sâurộng từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội, và mới đây nhất là việc Hiệpđịnh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệulực tại Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũngtừng bước hoàn thiện, đó là những cơ hội không thể tuyệt vời hơn để nước tathúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng, mở cửa thị trường, các hoạt độngliên quan đến xuất nhập khẩu, sở hữu trí tuệ, kỹ thuật thương mại, tạo dựngmôi trường cạnh tranh, đầu tư - kinh doanh thông thoáng và lành mạnh. Xuyên suốt trong quá trình đó, việc Việt Nam hội nhập vào nền kinh tếthế giới đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinhtế - xã hội, từ đó đạt được nhiều kết quả khá tích cực, toàn diện trên các lĩnhvực. Tuy nhiên, tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hộinhanh chóng trong những năm vừa qua đã khiến môi trường kinh doanh và môitrường pháp lý trong nước có nhiều khác biệt so với thời điểm Luật Cạnh tranhmới được ban hành lần đầu tiên ở Việt Nam, đặt ra những khó khăn, thách thứcmới cho quá trình thực thi pháp luật cạnh tranh. Luật Cạnh tranh là văn bản quy phạm pháp luật còn non trẻ, với nguồnthông tin và các tài liệu tham khảo trong lĩnh vực này tại Việt Nam còn khan 1hiếm. Cũng trong thời gian đó đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luậtđược ban hành, bổ sung hoặc sửa đổi. Do các đặc thù riêng, thông lệ kinhdoanh riêng của một số ngành, lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,viễn thông… các cơ quan chức năng đã quy định thêm nhiều nội dung điềuchỉnh hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, Bộluật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) hiện đã bổ sung quy địnhtại Điều 217 về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh. Những điều này dẫn đếnmột số nội dung của Luật Cạnh tranh cũ không còn phù hợp. Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004, có hai cơ quan cạnh tranh độclập với nhau bao gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.Tuy nhiên trong thời gian qua, mô hình hai cơ quan nói trên đã bộc lộ nhiềubất cập, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn: Kéo dài quá trình giải quyếtvụ việc cạnh tranh, nguồn lực bị phân tán khiến việc giải quyết vụ việc cạnhtranh chưa được tập trung, kết quả giải quyết vụ việc luôn đi sau diễn biến củathị trường và chưa thể hiện vai trò can thiệp kịp thời của Nhà nước để khắcphục những khiếm khuyết của thị trường. Bên cạnh đó, việc duy trì cơ chếkiêm nhiệm trong hoạt động của thành viên Hội đồng cạnh tranh dẫn đến sựthiếu tập trung trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh. [25] Vì vậy, để tránh chồng chéo, mâu thuẫn và đảm bảo sự hài hòa giữa mụctiêu phát triển ngành và mục tiêu tạo lập, duy trì và thúc đẩy môi trường cạnhtranh hiệu quả, cũng như đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống phápluật đòi hỏi cần có các điều chỉnh tương ứng trong pháp luật cạnh tranh. Tạikỳ họp thứ 5 ngày 12 tháng 6 năm 2018, Luật Cạnh tranh được Quốc hội khóaXIV thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm2019, thay thế cho Luật Cạnh tranh năm 2004 sau hơn 14 năm thi hành. LuậtCạnh tranh năm 2018 tiếp tục kế thừa, phát triển, bổ sung những điểm tiến bộso với Luật cũ. 2 Đáng kể nhất theo quan điểm của tác giả, đó là Luật Cạnh tranh năm 2018đã quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia với vai trò là cơ quan đơnnhất tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lýnhà nước về cạnh tranh và trực tiếp thực hiện việc điều tra, xử lý các hành vivi phạm pháp luật về cạnh tranh trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại Cục Cạnhtranh và Bảo vệ người tiêu dùng và Hội đồng cạnh tranh (gồm Văn phòng Hộiđồng cạnh tranh). [25] Cơ quan cạnh tranh quốc gia được quy định tại LuậtCạnh tranh năm 2018 với sự đổi mới về cả tên gọi, vai trò, vị trí và quy mô sovới mô hình trước đây quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Tuy nhiên,vì còn quá mới mẻ, Cơ quan này vẫn chưa đi vào hoạt động và được hướngdẫn cụ thể cách thức vận hành. Tác giả chọn Đề tài: “Tổ chức và hoạt độngcủa Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo Luật Cạnh tranh 2018” làm đề tàiluận văn thạc sĩ Luật học, với mong muốn làm rõ thêm về mặt lý luận cũngnhư đánh giá về việc thực thi pháp luật của tổ chức này để từ đó đưa ra cáckiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm phát huy hiệu quả vai trò của cơ quan cạnhtranh tại Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những nghiên cứu về cơ quan cạnh tranh tại Việt Nam chưa thật sự s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: