Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Xử lý tài sản phá sản theo Luật phá sản 2014

Số trang: 82      Loại file: pdf      Dung lượng: 795.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 82,000 VND Tải xuống file đầy đủ (82 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ rõ được những khó khăn, bất cập trong xử lý tài sản phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo Luật phá sản 2014. Phân tích thực trạng về xử lý tài sản phá sản khi áp dụng những quy định hiện hành của Luật Phá sản 2014. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Xử lý tài sản phá sản theo Luật phá sản 2014VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH HẰNG XỬ LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢNTHEO LUẬT PHÁ SẢN 2014LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2019VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH HẰNG XỬ LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢNTHEO LUẬT PHÁ SẢN 2014 Ngành:Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêngtôi, các kết luận, số liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảođộ tin cậy./. Học viên Nguyễn Thanh Hằng MỤC LỤCMỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN, TÀI SẢN PHÁSẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN ........................................................... 9 1.1. Khái niệm về tài sản, tài sản phá sản ..................................................... 9 1.2. Khái quát thủ tục xử lý tài sản phá sản ................................................ 21Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠTĐỘNG XỬ LÝ TÀI SẢN THEO LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM ......... 30 2.1. Những quy định pháp luật về thủ tục xử lý tài sản phá sản ................. 30 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật phá sản về xử lý tài sản phá sản............. 53Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XỬ LÝ TÀISẢN PHÁ SẢN THEO LUẬT PHÁ SẢN 2014 .......................................... 62 3.1. Phương hướng hoàn thiện .................................................................... 62 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản phá sản ...................... 64 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý tài sản phá sản. 67KẾT LUẬN .................................................................................................... 74DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, dưới tác động của cạnhtranh, phá sản doanh nghiệp xảy ra hiện tượng tất yếu. Kinh tế thị trường làmô hình kinh tế mở trong đó coi trọng và tuân thủ các quy luật vận động, điềutiết của thị trường, tôn trọng tự do cạnh tranh, tự do hợp tác, mở rộng giao lưuthương mại, tạo cơ hội cho mọi chủ thể kinh tế tham gia thị trường, tìm kiếmlợi nhuận,....Có thể nói, kinh tế thị trường là mô hình được nhiều quốc gia lựachọn cho quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế. Qua các thời kỳ lịch sử khácnhau, thái độ ứng xử của công chúng lẫn Nhà nước đối với hiện tượng phásản các doanh nghiệp có nhiều sự khác biệt. Bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ,người lao động, xử lý tài sản phá sản của doanh nghiệp chỉ đơn thuần là một thủtục thanh toán nợ đặc biệt kèm với việc trừng phạt chủ doanh nghiệp bị phá sản,xử lý tài sản phá sản như là một thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanhtoán và tìm những giải pháp phục hồi doanh nghiệp trước khi quyết định tuyênbố phá sản doanh nghiệp. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường quyền tự chủ trong kinh doanhcủa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được pháp luật tôn trọngvà bảo vệ. Đi kèm với quyền tự chủ rộng rãi trong kinh doanh là nghĩa vụ tựchịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũngtiềm ẩn nguy cơ đối diện với phá sản. Xử lý tài sản phá sản làm phát sinh cácmối quan hệ giữa các chủ thể liên quan và đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh.Luật Phá sản năm 2004 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lựcthi hành từ ngày 15/10/2004, thay thế cho Luật Phá sản doanh nghiệp năm1993 với nhiều điểm tiến bộ. Với Luật Phá sản năm 2004 theo Báo cáo củaPGS.TS Dương Đăng Huệ, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Tịnh (tháng 11/2008) vềthực trạng pháp luật về phá sản và hoàn thiện môi trường pháp luật kinh 1doạnh tại Việt Nam thì Tòa án thụ lý gần 350 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản,ra quyết định mở thủ tục phá sản 236 trường hợp, và thực tế cũng chỉ quyếtđịnh tuyên bố phá sản được 83 trường hợp. So với năm 2004, năm 2012,doanh nghiệp đăng ký đã vượt trội hơn rất nhiều, có gần 5000 doanh nghiệpdừng hoạt động và hơn 9.000 doanh nghiệp giải quyết yêu cầu mở thủ tục phásản doanh nghiệp. Tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sảndoanh nghiệp theo Luật Phá sản năm 2004 mặc dù đã được cải thiện nhưngvẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sảnso với số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động là rất thấp, hiệu quả giải quyết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: