Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Xử lý, thu hồi nợ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 85,000 VND Tải xuống file đầy đủ (85 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý, thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại VPBank, từ đó làm rõ những ưu điểm, nhược điểm về xử lý, thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Xử lý, thu hồi nợ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH TRỌNG NGHĨAXỬ LÝ, THU HỒI NỢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8.38.01.07 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO Hồ Chí Minh - 2020 MỤC LỤCMỞ ĐẦU ....................................................................................................................6Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ, THU HỒINỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................131.1. Khái quát về hoạt động cho vay, nợ và xử lý, thu hồi nợ của ngân hàng thươngmại .............................................................................................................................131.2. Lý luận pháp luật về xử lý, thu hồi nợ của ngân hàng thương mại....................29Chương 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ, THU HỒINỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNHVƯỢNG ....................................................................................................................412.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về xử lý, thu hồi nợ tại ngân hàngthương mại ................................................................................................................412.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý, thu hồi nợ tại Ngân hàng Thương mại cổphần Việt Nam Thịnh Vượng....................................................................................58Chương 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆUQUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ, THU HỒI NỢ TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG ................................683.1. Định hướng xử lý, thu hồi nợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt NamThịnh Vượng .............................................................................................................683.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý, thu hồi nợ của ngân hàngthương mại ................................................................................................................703.3. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về xử lý, thu hồi nợ tại NHTMcổ phần Việt Nam Thịnh Vượng ...............................................................................75KẾT LUẬN ..............................................................................................................81DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTNH Ngân hàngNHTM Ngân hàng thương mạiNQH Nợ quá hạnTCTD Tổ chức tín dụng DANH MỤC BẢNGBảng 2.1. Bảng so sánh chất lượng nợ của VPBank trong 02 năm 2018, 2019 .......60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi đổi mới chuyển sang mô hình hai cấp, hệ thống ngân hàng Việt Namphát triển nhanh chóng và từng bước hội nhập quốc tế, phát huy vai trò kênh dẫnvốn lưu thông trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cónhững đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên cùng với bước pháttriển đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguyên nhânlà do tác động của các nhân tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, suy thoái kinh tế,khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sảnsuy giảm... và các nhân tố bên trong như quản trị rủi ro kém, qui trình tín dụng chưahoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm cao, năng lực và đạo đức của nhân viên chưa đáp ứngđược yêu cầu, sở hữu chéo... Có thể nói, bên cạnh những rủi ro về lãi suất, hối đoái,đạo đức... thì rủi ro về nợ xấu là vấn đề nghiêm trọng, cần được xử lý hiệu quảtrong điều kiện hiện nay. Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thuchủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vấn đề mà các ngân hàngthương mại đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất vềtài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọnghơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phásản ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thựchiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàngchậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc vàlãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thương mại. Những rủi ro tín dụng trên sẽ đặt ra cho các ngân hàngthương mại thực hiện việc xử lý và thu hồi nợ. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là mộttrong những ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập sớm và phát triển ổnđịnh ở Việt Nam.Với tiêu chí trở thành là một trong ba ngân hàng bán lẻ hàng đầutrong nước, thời gian qua, VPBank đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng vànhiều sản phẩm dịch khác. Song song với định hướng phát triển đó, rủi ro xuất pháttừ hoạt động tín dụng tăng lên đáng kể, được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu hàng năm 6của Ngân hàng. Nhận thức được thực tế và tầm quan trọng của công tác xử lý và thuhồi nợ, VPBank đã đề ra kế hoạch quản trị nợ trên toàn hệ thống ngân hàng nóichung và hướng dẫn về các chi nhánh thực hiện. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách choviệc xử lý nợ nên việc ra đời của Công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý tài sản ngânhàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank AMC) là một tất yếu.Với sứ mệnh của mình góp phần làm lạnh mạnh hóa hoạt động tín dụng của ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: