Danh mục

Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học: Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong môn Mỹ thuật - Mã Ngọc Thể

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 317.37 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học: Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong môn Mỹ thuật của Mã Ngọc Thể trình bày về cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học qua bài tập vẽ tranh trong môn mỹ thuật, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính sáng tạo cho học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật cũng như nâng cao tính sáng tạp trong dạy học. Mời các bạn cùng đón đọc.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ ngành Tâm lý học: Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong môn Mỹ thuật - Mã Ngọc ThểTính sáng tạo của học sinh tiểu học trong mônMỹ thuật Mã Ngọc Thể Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thành Nghị Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Xác định cơ sở lý luận và phương pháp luận làm cơ sở nghiên cứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học qua bài tập vẽ tranh trong học môn mỹ thuật. Lựa chọn trắc nghiệm và phương pháp nghiên cứu để chỉ ra mức độ tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật. Tiến hành khảo sát hiện trạng và thực hiện các test trắc nghiệm đo mức độ tính sáng tạo trên mẫu học sinh đã lựa chọn, xử lý phân tích thực trạng tính sáng tạo của số học sinh đã làm trắc nghiệm. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính sáng tạo cho học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật cũng như nâng cao tính sáng tạo trong dạy học các môn học khác góp phần nâng cao hơn nữa chấ t lươ ̣ng dạy học - giáo dục tại trường tiể u ho ̣c. Keywords: Tâm lý trẻ em; Mỹ thuật; Học sinh tiểu họcContent 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Những năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giáo dục phải trang bị chohọc sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiệnđại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hộitri thức. Ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục khuyến nghị đưa vàonhư là một nội dung quan trọng của triết lý giáo dục nước ta trong thời kỳ công nghiệphoá và hiện đại hoá đất nước. Nhưng, sáng tạo là gì? tư duy sáng tạo là gì? dạy cho họcsinh về tư duy sáng tạo là dạy những nội dung gì? và quan trọng hơn nữa là dạy như thếnào để thật sự bồi dưỡng và nâng cao được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. 1.2. Tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảng cho các bậc học tiếp theo, là tiền đềcho quá trình đào tạo và phát triển năng lực của những công dân tương lai. Điều 27, LuậtGiáo dục qui định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở banđầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [18]. Như vậy, phát triển tính sángtạo cho học sinh, từ đó giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện là một trong nhữngmục tiêu của giáo dục tiểu học. Điều này cho thấy, vấn đề nghiên cứu và nâng cao tínhsáng tạo của học sinh tiểu học là rất cần thiết. Nó góp phần đạt được mục tiêu giáo dụctiểu học cũng như tạo cơ sở cho việc dạy học sát đối tượng. Năm được trình độ, khả năngcủa học sinh tiểu học thì có thể tìm được phương pháp, cách thức dạy học phù hợp nhằmphát huy tối đa năng lực của mỗi học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tiểu học. 1.3. Trên thực tế hiện nay, việc phân loại mức độ tính sáng tạo của học sinh tiểuhọc nói chung và phân loại mức độ sáng tạo trong học môn mỹ thuật nói riêng chủ yếudựa vào điểm số (học lực) của học sinh và sự đánh giá, nhận xét của giáo viên. Vì vậy,nghiên cứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học bằng các công cụ đo khách quan dựa trêncơ sở tâm lý học là rất cần thiết để giúp nhà nghiên cứu, giáo viên tiểu học có hướngđánh giá mức độ sáng tạo của học sinh phù hợp hơn. Kết quả nghiên cứu, đánh giá tínhsáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật sẽ là cơ sở khoa học để nâng caohiệu quả dạy học môn mỹ thuật và các môn khác. 1.4. Gần đây, ở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính sáng tạocủa học sinh, sinh viên. Nhưng các công trình nghiên cứu về tính sáng tạo của học sinhtiểu học trong học tập một môn học cụ thể còn ít, đặc biệt là các công trình đi sâu nghiêncứu tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật dưới góc độ tâm lý học. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài: “Tính sáng tạo của học sinh tiểu họctrong học môn mỹ thuật” đã được lựa chọn và nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài chỉ ra hiện trạng mức độ tínhsáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật, trên cơ sở đó đề xuất một sốkhuyến nghị nhằm nâng cao tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuậtcũng như nâng cao tính sáng tạo trong dạy học các môn học khác góp phần nâng cao hơnnữa chất lượng giáo dục và dạy học ở trường tiểu học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tính sáng tạo của học sinh tiểu học trong học môn mỹ thuật 3.2. Khách thể nghiên cứu - Là học sinh tiểu học và giáo viên dạy mỹ thuật của 2 trường Tiểu học trên địabàn Quận Đống Đa - Hà Nội. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Trong đề tài này, tập trung nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: