Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ" nhằm nghiên cứu tính khả thi của việc hướng dẫn học sinh lớp 12 đọc hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ, qua đó thiết kế bài soạn phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn chương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRƢƠNG THỊ HỒNG VÂN HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRƢƠNG THỊ HỒNG VÂN HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂNChuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn) Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ÁI HỌC HÀ NỘI - 2014 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Tổng bíthư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết với nội dung: “Đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa –hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩavà hội nhập quốc tế”. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lầnnày là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vànhu cầu học tập của nhân dân; giáo dục con người Việt Nam phát triển toàndiện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêugia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện công cuộc cải cách và đổi mớiđể đưa giáo dục Việt Nam vươn ra khu vực và thế giới. Nhiều phương phápgiảng dạy sai lầm và thiếu hiệu quả đã và đang được thay thế bằng nhữngphương pháp đúng đắn và hiệu quả hơn. Việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểuvăn bản đang thay thế cho phương pháp giảng văn trước đây. Thay thếphương pháp giảng văn truyền thống bằng đọc hiểu văn bản là một việc làmđúng đắn, theo kịp với phương pháp dạy học hiện đại trên thế giới. Nếu trướcđây, học văn là thầy đọc giảng, trò chép; thầy áp đặt cách hiểu của mình chohọc sinh thì hiện nay học sinh trở thành người tích cực, chủ động, sáng tạotrong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương. Phương pháp hướng dẫn họcsinh đọc - hiểu văn bản là phương pháp nhằm giúp cho học sinh có khả nănglĩnh hội được tri thức một cách chủ động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao nhất,tạo nên sự phát triển toàn diện về kĩ năng cũng như tâm lí, nhận thức, nhâncách của người học. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thay đổi phương phápgiảng dạy cũ chủ yếu là thuyết giảng sang phương pháp giảng dạy mới là mộtđiều không đơn giản. Một điều dễ thấy trong nhiều trường phổ thông hiện nay 1là tuy phương pháp đọc - hiểu văn bản đã được áp dụng từ khá lâu song cácgiáo viên rất lúng túng khi dạy một giờ đọc hiểu văn bản theo đúng nghĩa.Nhiều giáo viên chưa nhận thức rõ ràng đọc hiểu là như thế nào vì vậy giờhọc văn trở thành giờ tập đọc, câu hỏi rời rạc, nhàm chán khiến học sinhkhông hiểu, không hứng thú. Trước thực trạng như vậy, chúng tôi muốn gópphần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn hiệnnay, giúp người dạy người học có cái nhìn rõ hơn về hoạt động đọc hiểu vănbản văn học. Tác phẩm văn học nào cũng tồn tại trong một hình thức thể loại nhấtđịnh. Dạy học đọc hiểu văn bản để giúp học sinh có thể tiếp nhận được cáclớp thông tin tiềm ẩn sau bề mặt ngôn từ, tất yếu phải tháo gỡ cấu trúc bề mặtấy một cách hợp lí, đúng quy luật của sáng tạo văn chương. Đọc hiểu văn bảntheo đặc trưng thể loại sẽ giúp học sinh không chỉ hiểu một văn bản cụ thểtrong chương trình mà còn có thể tự đọc hiểu những văn bản cùng loại kháctrong đời sống. Chính vì vậy, dạy học văn theo đặc trưng thể loại mặc dù đãsớm được nghiên cứu nhưng vẫn cần được tìm tòi, suy ngẫm sâu hơn trongquá trình đổi mới nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học văn. Điều đócàng trở nên đúng đắn khi những kịch bản văn học Việt Nam sau một thờigian “vắng bóng” đã “có mặt trở lại” trong chương trình Ngữ văn phổ thôngđể hoàn thiện năng lực đọc hiểu văn bản kịch cho học sinh. Khai thác sứcmạnh riêng bằng chính đặc trưng của thể loại kịch trong quá trình giáo dục vàđào tạo vừa phù hợp quy luật của sáng tạo văn học, vừa đáp ứng được nhữngyêu cầu của tiến trình vận động đổi mới cách dạy học văn trong nhà trườngphổ thông hiện nay. Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại,có những đóng góp to lớn cho nền sân khấu nước nhà. Với khả năng sáng tạophi thường, trong gần 10 năm, Lưu Quang Vũ đã viết được gần 50 kịch bản vàhầu hết trong số đó đều đã đượ ...