Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nhân vật trung tâm từ tác phẩm Văn học đến tác phẩm điện ảnh

Số trang: 110      Loại file: pdf      Dung lượng: 998.91 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 110,000 VND Tải xuống file đầy đủ (110 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nhân vật trung tâm từ tác phẩm Văn học đến tác phẩm điện ảnh gồm có 3 chương, trong đó chương 1 - Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, chương 2 - Nhân vật trung tâm trong tác phẩm văn học và điện ảnh, chương 3 - Sáng tạo nhân vật trung tâm trong tác phẩm điện ảnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nhân vật trung tâm từ tác phẩm Văn học đến tác phẩm điện ảnh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM PHAN BÍCH THUỶNHÂN VẬT TRUNG TÂM TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2005 DẪN LUẬNI/ Lí do chọn đề tài –mục đích nghiên cứu: Văn hóa của một dân tộc bao giờ cũng là sự chắt lọc những gì tinh túy nhất, tế nhị nhất trongquan niệm sống, trong giao tiếp ứng xử của con người với thiên nhiên, với quá khứ, hiện tại vàtương lai, cái hữu hình và cái vô hình, giữa con người với nhau, và ngay con người với chính bảnthân mình. Qua văn học nghệ thuật và đặc biệt qua điện ảnh, những nét đẹp truyền thống của dântộc như tình tương thân tương ái, lòng yêu nước nồng nàn, những quan niệm nhân sinh: ở hiền gặplành, gieo gió gặp bão… sẽ được thể hiện một cách sống động qua những hình ảnh cụ thể. Khi đó, ýnghĩa giáo dục của chúng càng trở nên sâu sắc và đại chúng hơn gấp nhiều lần. Điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các ngành nghệ thuật :Văn học, điêu khắc, tạo hình, sân khấu, âm nhạc, khiêu vũ, nên thành công của một tác phẩm điệnảnh là thành công của sự giao thoa hòan chỉnh và tuyệt vời giữa các ngành nghệ thuật. Giải thưởngcủa một tác phẩm điện ảnh có thể ở kịch bản văn học, đạo diễn, quay phim, diễn viên, âm nhạc, thiếtkế mỹ thuật …Tất cả các nghệ thuật đã hợp sức để làm nên vẻ đẹp lộng lẫy cho nghệ thuật thứ bảy. Kịch bản là biểu hiện cụ thể của tính văn học trong điện ảnh, đó là khâu đầu tiên trong thànhphần sáng tạo của một bộ phim, trên generique phim bao giờ cũng là tên nhà biên kịch rồi mới đếnđạo diễn. Yếu tố quan trọng nhất của kịch bản là xây dựng hình tượng nhân vật. Vì vậy, điều ấntượng và quan trọng nhất mà tác phẩm văn học đem lại cho điện ảnh là những hình tượng nhân vậtđã được định hình thành công từ văn học. Người đọc đã từng say mê những nhân vật trên trang sáchbao nhiêu, thì họ lại càng mong mỏi được tiếp xúc trực diện với nhân vật bấy nhiêu qua màn ảnh.Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh đã trở thành quan hệ cộng sinh, khi mà thông qua nó, giá trịcủa các tác phẩm văn học và điện ảnh càng được nhân lên, khẳng định, và phát huy thế mạnh độclập của riêng mình. Gần đây, trên màn ảnh thành phố trình chiếu ba bộ phim nhựa được chuyển thể từ ba tácphẩm văn học nổi tiếng, đã đem lại niềm phấn chấn cho những người làm công tác văn học nghệthuật trong cả nước và đặc biệt công chúng - những người đã từng yêu mến các nhà văn NguyễnTuân, Nguyễn Minh Châu và Lê Lựu. Đó là phim Mê Thảo –thời vang bóng, phỏng theo tác phẩmChùa Đàn của Nguyễn Tuân do Việt Linh đạo diễn; Thời xa vắng dựa trên tiểu thuyết cùng tên củaLê Lựu do Hồ Quang Minh đạo diễn; bộ phim Người đàn bà mộng du của đạo diễn Nguyễn ThanhVân, được chuyển thể từ truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn MinhChâu. Chọn ba tác phẩm văn học nổi tiếng được chuyển thể thành ba bộ phim thành công, làm đềtài nghiên cứu của luận văn là cách thể hiện thiết thực những tình cảm, sự trân trọng đối với vốn vănhóa nghệ thuật của dân tộc, đồng thời đó cũng là một sự trao đổi, nhắn gửi những suy nghĩ trăn trởvề những vấn đề đang đặt ra cho văn học nghệ thuật nước nhà nói chung và điện ảnh nói riêng. Đâylà những tác phẩm thành công cả trong văn học và điện ảnh, tạo được tiếng vang trong giới chuyênmôn và được đông đảo người yêu nghệ thuật chào đón nồng nhiệt. Qua ba tác phẩm văn học và ba bộ phim, chúng tôi muốn tìm hiểu một cách hệ thống về mốiquan hệ giữa văn học và điện ảnh, trong quá trình xây dựng sáng tạo nhân vật trung tâm ở cả hailọai hình nghệ thuật này. Bởi nhân vật là “hồn cốt” của cả tác phẩm văn học và điện ảnh, tìm hiểunhân vật trung tâm là tìm ra những vấn đề mấu chốt tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Từ việcnghiên cứu những đặc trưng riêng biệt của văn học và điện ảnh, chúng tôi muốn tìm hiểu một cáchhệ thống và sâu sắc hơn mối quan hệ qua lại của văn học và điện ảnh, góp phần tìm ra tiếng nóichung giữa nhà văn và các tác giả điện ảnh trong việc bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình sáng tác.2/ Lịch sử vấn đề: Xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm văn học và điện ảnh là một vấn đềluôn được đề cập rất nhiều trong nghiên cứu văn học và điện ảnh và đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu, bài viết đi sâu vào tìm hiểu nhân vật trung tâm trong văn học và điện ảnh ở nhiềuphương diện. Theo GS. Hoàng Ngọc Hiến :”…Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩmphim truyện (cũng như của các tác phẩm truyện). Chủ đề tư tưởng của các tác phẩm phim truyệnđược bộc lộ tập trung ở số phận, tính cách của nhân vật. Nhân vật mờ nhạt thì truyện có li kỳ, hấpdẫn đến mấy cũng không bù lại được” (113- 67). Từ nhiều góc độ khá ...

Tài liệu được xem nhiều: