Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại Thừa Thiên Huế

Số trang: 123      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.87 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài nghiên cứu là đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất của một số giống lúa nếp mới thu thập, tuyển chọn từ đó chọn được giống lúa nếp phù hợp đưa vào sản xuất tại Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá một số giống nếp ở hai phương thức canh tác tại Thừa Thiên Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VI THỊ LINH ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG LÚA NẾP Ở HAI PHƯƠNG THỨC CANH TÁC TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG HUẾ - 2018PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VI THỊ LINH “ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG LÚA NẾP Ở HAI PHƯƠNG THỨC CANH TÁC TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 8620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUANG CƠ HUẾ - 2018PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá một số giống lúa nếp ở hai phương thức canh tác tại Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các số liệu đều được được theo dõi, thu thập, xử lý một cách trung thực và các thông tin trích trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Huế, ngày 15 tháng 8 năm 2018 Tác giả Vi Thị LinhPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, tôi nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trong Khoa Nông học và Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ dạy, trang bị cho tôi những nền tảng kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Quang Cơ, người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình về chuyên môn, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn các bạn Phạm Tuấn Đạt và Nguyễn Thị Vân đã giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu và theo dõi thí nghiệm. Cảm ơn bạn Nguyễn Thanh Hiền – Đại học Okayama, Nhật Bản đã giúp đỡ phân tích một số chỉ tiêu chất lượng. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô giáo cùng các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 08 năm 2018 Học viên thực hiện Vi Thị LinhPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Nhằm bổ sung và nâng cao năng suất lúa nếp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật mới như phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI có tiềm năng giải quyết được vấn đề nêu trên. Thí nghiệm được thực hiện tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian thí nghiệm từ 15/1/2018 đến 25/5/2018. Bộ giống thí nghiệm gồm 5 giống nếp được thu thập từ các tỉnh miền Trung, trong đó 1 giống nếp thơm Huế làm đối chứng. Hai phương thức canh tác là canh tác truyền thống (đối chứng) và canh tác lúa cải tiến SRI Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ô lớn ô nhỏ (Split-plot design) với phương thức canh tác truyền thống và phương thức canh tác SRI được bố trí trên ô lớn, các giống lúa nếp được bố trí trên ô nhỏ. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: đặc tính nông học, tích lũy chất khô, khả năng chống chịu sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và phẩm chất. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Chọn được 3 giống, trong đó có 2 giống cho năng suất cao hơn đối chứng ở cả 2 phương thức canh tác, 1 giống sinh trưởng phát triển và năng suất cao hơn đối chứng ở phương thức canh tác SRI. Ở phương thức canh tác SRI các giống đều cho năng suất cao hơn phương thức canh tác truyền thống.PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................... ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: