Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh Quảng Bình

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.27 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 86,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là tuyển chọn các giống ngô lai mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, năng suất cao nhằm bổ sung giống mới vào cơ cấu giống hiện có của địa phương Quảng Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh Quảng Bình i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc./. Huế, ngày 18 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Trương Hải ĐồngPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Qua gần hai năm học tập và viết đề tài luận văn, bản thân đã nỗ lực hết sức cùng với sự quan tâm giúp đỡ của quý Thầy Cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế để tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn GS.TS Trần Văn Minh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo, Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế; Ban Quản trị và xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình; Các bạn bè, đồng nghiệp; Gia đình và người thân đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ Tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo luận văn. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài, song kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý, chỉ bảo của quý Thầy Cô giáo và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 18 tháng 8 năm 2016 Học viên Trương Hải ĐồngPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Quảng Bình trong sản xuất nông nghiệp hiện nay cây ngô đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân. Năm 2000 diện tích ngô của tỉnh chỉ đạt 7.673 ha, năng suất bình quân 32,5 tạ/ha và sản lượng đạt 24.902 tấn; đến năm 2014, diện tích trồng ngô là 10.832 ha, năng suất bình quân 54,2 tạ/ha và sản lượng đạt 58.709 tấn. Theo định hướng phát triển sản xuất của tỉnh Quảng Bình, cây ngô lai cần mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn ngành. Ngô lai là đối tượng được quan tâm hàng đầu để đưa vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước tưới, kém hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay trong sản xuất ngô, bộ giống ngô lai còn ít, việc đầu tư nghiên cứu tuyển chọn giống ngô lai cho các vùng sản xuất chính của tỉnh chưa được thực hiện chuyên sâu. Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại tỉnh Quảng Bình”. Mục đích là tuyển chọn các giống ngô lai mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, năng suất cao nhằm bổ sung giống mới vào cơ cấu giống hiện có của địa phương. Thí nghiệm khảo nghiệm gồm 9 giống ngô lai mới có thời gian sinh trưởng trung ngày, giống đối chứng CP333 là giống đang được trồng phổ biến tại vùng nghiên cứu có cùng nhóm thời gian sinh trưởng. Thí nghiệm được thực hiện tại xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, trong vụ Đông Xuân 2015-2016, thời gian bắt đầu từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Nội dung nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng phát triển, một số đặc trưng hình thái, đặc tính nông học; đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận; nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô lai. Thí nghiệm bố trí theo kiểu RCBD, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm: 14 2 m (5m x 2,8m). Qui trình kỹ thuật được áp dụng theo “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô”, QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT [2]. Đất thí nghiệm thuộc loại đất chua, hàm lượng mùn khá, hàm lượng N(%), P2O5 (%), K2O (%) nghèo, P2O5 dễ tiêu trung bình. Số liệu thí nghiệm thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm thống kê Statistix 9.0. Kết quả thực hiện đề tài cho thấy: Các giống ngô lai trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 dao động từ 100-106 ngày, trong đó, giống PP8802 có thời gian sinh trưởng dài hơn đối chứng CP333 là 06 ngày, giống TC14-1 có thời gian sinh trưởng 101 ngày, ngắn hơn đối chứng 2 ngày, giống QT55 có thời gian sinh trưởng 100 ngày, ngắn hơn đối chứng 3 ngày.PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iv Giống PP8301 có chiều cao cây cao nhấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: