Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.79 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với NKT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, rút ra được những lý luận và đưa ra được những đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách đối với NKT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI LÊ THỊ BÍCH QUYTHỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 83.40.403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VĂN TẤT THU Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănThạc sĩ Quản lý công về: “Thực hiện chính sách đối với người khuyết tậttrên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặpvới các đề tài khác trong cùng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Lê Thị Bích Quy LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, bảnthân tôi đã gặp một số khó khăn nhất định về thời gian, thu thập, xử lý vàphân tích tài liệu nghiên cứu,... Tuy nhiên, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,giúp đỡ tận tình, cũng như sự khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi củathầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, các khoa,phòng và quý thầy, cô trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Bộ Nội vụ đãtận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trìnhhọc tập. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhấttới PGS.TS Văn Tất Thu, người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, đồng nghiệp Ngành Lao động– Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng, Hội Người khuyết tật thành phốĐà Lạt, huyện Đức Trọng và đối tượng người khuyết tật trên địa bàn tỉnhLâm Đồng đã tạo điều kiện hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiêncứu. Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếusót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo,bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Lâm Đồng, tháng 12 năm 2020 Tác giả Lê Thị Bích Quy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTLĐ-TB&XH: Lao động – Thương binh và Xã hộiNKT: Người khuyết tậtCTXH: Công tác xã hộiCSXH: Chính sách xã hộiTGXH: Trợ giúp xã hộiUBND: Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật(NKT) để họ tự vượt qua những thiệt thòi về thể chất và tinh thần, tích cực hòa nhậpcộng đồng là những hoạt động có tính nhân văn sâu sắc, là trách nhiệm của mỗi người,mỗi gia đình, tổ chức kinh tế, xã hội và các cấp chính quyền. Trong quá trình tham gia Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật,Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến việc thực hiện các chính sách trợ giúpngười khuyết tật. Trên cơ sở đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các chính sáchđối với NKT được bổ sung; những năm qua việc thực hiện các chính sách, chươngtrình, đề án hỗ trợ người khuyết tật đã đem lại hiệu quả thiết thực, qua đó nhằm “hỗtrợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạođiều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội”. Lâm Đồng là tỉnh thuộc của khu vực Tây Nguyên, với tốc độ tăng trưởng duytrì ổn định, nhưng cũng đồng thời đối mặt với nhiều trở ngại khi số lượng NKT tạichỗ chiếm tỷ lệ khá cao và ngày càng biến động tăng cùng với lượng dân nhập cư đếntỉnh làm việc, học tập. Thông qua các hoạt động trợ giúp, nhận thức của người dânvà các cấp chính quyền cũng có sự thay đổi căn bản, chuyển từ trợ giúp mang tínhnhân đạo sang trợ giúp phát triển nhằm đảm bảo an sinh cho NKT; giúp NKT tự tinvươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được,so với yêu cầu, một số địa phương, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện chính sáchđối với NKT vẫn còn chậm, chưa toàn diện, thiếu sâu sát. Đời sống của một bộ phậnkhông nhỏ NKT vẫn còn nhiều khó khăn, rào cản về tiếp cận giao thông và các côngtrình công cộng theo quy định vẫn còn khá khá lớn; chưa tiếp cận đầy đủ các chínhsách trợ giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tín dụng… Đã có một số tài liệu ít nhiều cũng thể hiện được những quan điểm, chính sáchđối với NKT nhưng trước thực tiễn tình hình đặc thù của địa phương đã đề cập, thìviệc nghiên cứu, đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách đối vớiNKT luôn là một bài toán khó. Bên cạnh đó, cùng với nhu cầu tăng cường quản lý, 2hỗ trợ, định hướng hoạt động đối với các tổ chức hội, đoàn thể giúp đỡ NKT, các cơsở trợ giúp xã hội trong đó có nuôi dưỡng, chăm sóc NKT ngày càng trở nên bức xúcvà được cộng đồng xã hội quan tâm, theo dõi, thì việc nghiên cứu, phân tích hệ thốngcác chính sách đối với NKT, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đúcrút kinh nghiệm nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả hơn, khả thi hơn là một đòihỏi cấp thiết. Vì lẽ đó và cùng với những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khaithực hiện các chính sách đối với NKT, tác giả mong muốn đóng góp thêm các quanđiểm khoa học, giải pháp ban hành và thực hiện chính sách đối với NKT thông qualuận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý công khóa I năm 2018-2020: “Thực hiện chínhsách đối với người khu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: