Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Hoàn thiện cơ chế hậu kiểm đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập (Nghiên cứu trường hợp Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ)

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,015.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất hoàn thiện cơ chế hậu kiểm đối với các tổ chức KH&CN ngoài công lập đăng ký tại Bộ KH&CN, trên cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng công tác hậu kiểm đối với tổ chức KH&CN ngoài công lập trong thời gian vừa qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ: Hoàn thiện cơ chế hậu kiểm đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập (Nghiên cứu trường hợp Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ) VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MAI HIỀN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HẬU KIỂM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MAI HIỀN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HẬU KIỂM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ) Ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 8 34 04 12 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN NGỌC SONG HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác. Những kết luận khoa học của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Mai Hiền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA VÀ TỔ CHỨC ................. 7 1.1.Kiểm tra ............................................................................................... 7 1.2. Tổ chức khoa học và công nghệ ...................................................... 10 1.3. Công tác hậu kiểm đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập .................................................................................................... 16 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HẬU KIỂM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .................. 21 2.1. Các quy định về hậu kiểm tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập ........................................................................................ 21 2.2. Thực trạng cơ chế hậu kiểm đối với tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập đăng ký hoạt động tại Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2000 đến nay ...................................................................... 32 Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HẬU KIỂM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CÔNG LẬP ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TẠI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ............................................................................................................. 50 3.1. Ý nghĩa của việc hoàn thiện cơ chế hậu kiểm ................................. 50 3.2. Đề xuất hoàn thiện cơ chế hậu kiểm ................................................ 51 3.3. Nghiên cứu đề xuất các biểu mẫu sử dụng trong quy trình kiểm tra ................................................................................................... 58 3.4. Nghiên cứu đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức ..... 59 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 66 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KH&CN: Khoa học và công nghệ Luật KH&CN năm 2000: Luật khoa học và công nghệ năm 2000 Luật KH&CN năm 2013: Luật khoa học và công nghệ năm 2013 Văn phòng Đăng ký: Văn phòng đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ WTO: World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Số lượng các tổ chức KH&CN đã đăng ký hoạt động tại Bộ KH&CN (tính đến hết năm 2019) ........................................................... 25 Biểu 2.1. Tương quan sự phát triển giữa tổ chức KH&CN công lập Biểu 2.2. Tốc độ phát triển của tổ chức KH&CN ngoài công lập đăng ký hoạt động tại Bộ KH&CN....................................................................... 26 Biểu 2.3. Cơ cấu lĩnh vực hoạt động của tổ chức KH&CN ngoài công lập đăng ký tại Bộ KH&CN .......................................................................... 27 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 28 tháng 01 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 35-HĐBT về công tác quản lý KH&CN, với mục tiêu tiếp tục đổi mới quản lý KH&CN, thúc đẩy phát triển các hoạt động sáng tạo, khuyến khích việc ứng dụng các thành tựu KH&CN mới vào sản xuất và đời sống, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động KH&CN. Đây là chính sách đổi mới mạnh mẽ của Nhà nước để thực hiện xã hội hóa hoạt động KH&CN. Các tổ chức và cá nhân có nguyện vọng hoạt động nghiên cứu - triển khai, dịch vụ KH&CN được thành lập tổ chức KH&CN để hoạt động và chỉ cần đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Năm 2000, Luật KH&CN được Quốc hội thông qua đã thừa nhận quyền bình đẳng của mọi công dân trong hoạt động KH&CN. Tiếp đó, nhằm thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI về “Phát triển Khoa học và Công nghệ phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Quốc hội đã ban hành Luật KH&CN năm 2013 thay thế Luật KH&CN năm 2000. Với nhiều nội dung mới, Luật KH&CN năm 2013 đã làm rõ hơn vị trí, vai trò của tổ chức KH&CN, sắp xếp lại mạng lưới tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đầu tư phát triển K ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: