Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Số trang: 109      Loại file: pdf      Dung lượng: 699.21 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 109,000 VND Tải xuống file đầy đủ (109 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của Luận văn này nghiên cứu dựa trên cơ sở làm rõ những yếu tố tác động và thực trạng, vai trò của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn, luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời đại hiện nay là thời đại khoa học công nghệ, kinh tế tri thức và hộinhập quốc tế đang phát triển mạnh mẽ. Đặc trưng nổi bật của thời đại này làphát triển chủ yếu dựa vào tri thức và ứng dụng khoa học - công nghệ cao,hiện đại vào quá trình sản xuất để tạo ra năng suất, hiệu quả cao và nâng caonăng lực cạnh tranh của mỗi nhà sản xuất cũng như của quốc gia. Trong điềukiện ấy, đội ngũ trí thức - với trình độ cao và khả năng sáng tạo ra những trithức mới, giá trị mới; với vai trò, trách nhiệm hướng dẫn, chuyển giao ứngdụng khoa học - công nghệ cho xã hội trở thành lực lượng hết sức quan trọngvà cần thiết đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy, hiện nay đangdiễn ra sự cạnh tranh gay gắt để giành giật nguồn nhân lực chất lượng caogiữa các nhà sản xuất và giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực. Nhận thức rõ điều này nên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng cộng sản Việt Nam (2011), Đảng ta coi phát triển nhanh nguồn nhânlực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá củachiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ nay đến năm 2015. Đảngta khẳng định: “Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao, đápứng yêu cầu phát triển đất nước. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng tronghoạt động nghiên cứu sáng tạo. Trọng dụng trí thức,... có chính sách đặc biệtđối với nhân tài của đất nước... Gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước vớitrí thức, giữa trí thức với Đảng, Nhà nước” [21, tr.241-242]. Quán triệt quan điểm của Đảng, những năm qua Lạng Sơn đã chú ýđến phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ trí thức của tỉnh. Songviệc đầu tư cho lĩnh vực này chưa thoả đáng. Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ trọng yếu phía Bắc của Tổ quốc, bướcvào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Lạng Sơn đang có những điều 1kiện và cơ hội phát triển thuận lợi. Xu thế mở cửa hội nhập với các nướctrên thế giới và các nước trong khu vực ngày càng được đẩy mạnh. Quanhệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước ASEANtiếp tục được củng cố và phát triển. Do đó triển vọng hợp tác, giao lưukinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật… sẽ mở ra rất lớn, tạo điều kiện choLạng Sơn thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời có cơ hội để pháttriển nhanh chóng các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, nhất làphát triển kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh những lợi thế, cơ hội và điều kiện phát triển trên, LạngSơn cũng đang đứng trước nhiều trở lực, thách thức. Nền kinh tế vẫn chủyếu là sản xuất nhỏ; công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự chuyển dịch cơcấu kinh tế diễn ra với tốc độ chậm, năng lực cạnh tranh còn yếu kém,nguồn nhân lực chất lượng còn thấp... Để tận dụng được lợi thế phát triển và vượt qua được những khókhăn thách thức, tất yếu Lạng Sơn phải phát triển nhanh nguồn nhân lựcchất lượng cao, mà trong đó, chủ lực là đội ngũ trí thức. Song do đặc thù là một tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộcthiểu số sinh sống, (hiện nay người dân tộc thiểu số chiếm 85% dân sốtoàn tỉnh), và trí thức là người dân tộc thiểu số chiếm 48,1% tổng số tríthức toàn tỉnh, trong đó nhiều người đang giữ những vị trí lãnh đạo, quảnlý chủ chốt trong các lĩnh vực của tỉnh, nên việc phải coi trọng phát triểnnhanh đội ngũ trí thức nói chung, đặc biệt là đội ngũ trí thức người dântộc thiểu số của tỉnh nói riêng trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay đối vớiLạng Sơn. Mặc dù chiếm gần một nửa tổng số trí thức toàn tỉnh, song số lượngcủa đội trí thức người dân tộc thiểu số còn ít, nhất là trí thức có trình độtừ thạc sĩ trở lên. Hiện nay, tỉnh chỉ có duy nhất một tiến sỹ là người dântộc thiểu số. Mặt khác, chất lượng của đội ngũ này về cơ bản chưa đáp 2ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và pháttriển kinh tế, văn hoá, xã hội ở Lạng Sơn. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Phát triển đội ngũ trí thứcngười dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vềđội ngũ trí thức với nhiều khía cạnh, trong đó có một số công trình khoa họcđã đề cập đến các góc độ mà đề tài cần tham khảo và kế thừa. Một số côngtrình tiêu biểu đó là: - Phạm Tất Dong (chủ biên): “Trí thức Việt Nam: thực tiễn và triểnvọng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Đây là một công trình nghiêncứu khá công phu, sâu sắc về đội ngũ trí thức Việt Nam. Các tác giả đã phântích quan niệm về trí thức. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơcấu… tâm trạng, nguyện vọng của đội ngũ trí thức, các tác giả đã đưa ra mộtsố khuyến nghị nhằm phát triển đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. - Phạm Tất Dong (chủ biên): “Định hướng phát triển đội ngũ trí thứcViệt Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội, 2001. Các tác giả đã trình bày tổng quát những yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đối với đội ngũ trí thức nước ta, đồngthời làm rõ vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựngnền kinh tế - xã hội hiện đại, góp phần sáng tạo văn hoá, giữ gìn nền tảng tinhthần của xã hội, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá; phân tích tương đối toàn diện thực trạng của đội ngũ trí thứcnước ta hiện nay, từ đó đề xuất những định hướng, chính sách xây dựng độingũ trí thức Việt Nam trong những năm tới. - Nguyễn Quốc Bảo - Đoàn Thị Lịch: “Trí thức trong công cuộc đổimới đất nước”, Nxb Lao động, Hà Nội, 1998. Thông qua tác phẩm, các tác 3giả đã khái quát tình hình biến đổi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: