Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.60 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nêu được thực trạng sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Phân tích được hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÂM VĂN MẠNH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai HUẾ - 2020PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÂM VĂN MẠNH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. HOÀNG THỊ THÁI HÒA HUẾ - 2020PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2020 Tác giả luận văn Lâm Văn MạnhPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân, tập thể và cá nhân trong và ngoài ngành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: Cô giáo GS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa người hướng dẫn hết mực, nhiệt tình chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Ban Giám hiệu nhà trường, tập thể lãnh đạo và các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế; Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp; Phòng Đào tạo vàCông tác sinh viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và viết luận văn tốt nghiệp. Có được những thành quả trong luận văn là được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ: UBND huyện Cư M’gar, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Lao động - Thương binh xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cư M’gar, Chi cục Thống kê huyện Cư M’gar, UBND các xã thuộc địa bàn nghiên cứu đã cung cấp số liệu cho luận văn, các hộ gia đình chọn phỏng vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp cơ quan đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để tôi nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2020 Tác giả luận văn Lâm Văn MạnhPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Đất đai là tài sản vô cùng quý giá, đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai còn là tư liệu không thể thay thể được. Do vậy, việc sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp để đạt được hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường là một trong những vấn đề rất cấp bách hiện nay. Đề tài “Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” với mục tiêu nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê và đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý tại huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lăk góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất và sản xuất cà phê của huyện trên địa bàn 15 xã, 02 thị trấn. Để thực hiện, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp; thống kê, xử lý số liệu. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã lập phiếu điều tra nông hộ và tổng số hộ được phỏng vấn là 90 hộ. Qua nghiên cứu, đề tài đạt được một số kết quả như sau: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Huyện Cư M’gar có tổng diện tích tự nhiên là 82.450,14 ha, trong đó có69.426,72 ha đất đỏ vàng, chiếm 84,20% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; huyện trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thuận lợi cho việc phát triển một số cây công nghiệp như cà phê, tiêu, bơ, sầu riêng, cao su, …Nhiệt độ trung bình năm là 23,43 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: