Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

Số trang: 79      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.01 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Sinh học "Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) trình bày các nội dung chính sau: Sàng lọc các vi sinh vật probiotic; Xác định được khả năng sử dụng khô đậu nành (như prebiotic) cho sinh trưởng của các chủng probiotic lựa chọn; Tối ưu hóa một số điều kiện cho quá trình lên men xốp tạo chế phẩn dưới dạng synbiotic.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)” là công trình nghiên cứu của tôi dựa trên những tài liệu, số liệu do chính tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Hoàng Phương Hà và TS. Lê Thị Nhi Công. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực và khách quan nhất. Đồng thời, kết quả này chưa từng xuất hiện trong bất cứ một nghiên cứu nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tôi hoàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày ……tháng ……năm 2021 Học viên Nguyễn Tiến Đạt ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các thầy cô đang công tác tại Khoa Công nghệ sinh học - Học Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam đã luôn hỗ trợ tôi và khuyến khích liên tục trong suốt những năm học tập và qua quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Thành tựu này sẽ không thể có được nếu không có họ. Tôi xin cảm ơn TS Hoàng Phương Hà – Phó trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường, Viện Công nghệ Sinh học – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, là giảng viên hướng dẫn trực tiếp của tôi. Cảm ơn vì cánh cửa đến với phòng Sinh học môi trường luôn rộng mở mỗi khi tôi gặp phải rắc rối hoặc có câu hỏi về vấn đề nghiên cứu của mình. Tiến sĩ Hà luôn tận tâm, và luôn cho phép tôi tự do bày tỏ quan điểm đồng thời đưa ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi đi đúng hướng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Tôi cũng xin cảm ơn TS Lê Thị Nhi Công - Trưởng phòng Sinh học Môi trường - Viện Công Nghệ Sinh học – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập để tôi có được nền tảng kiến thức hỗ trợ cho tôi trong quá trình làm luận văn thạc sĩ. Tôi xin cám ơn các chị em phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học môi trường- Viện Công nghệ Sinh học, đặc biệt là Ths. Nguyễn Thị Minh đã chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ tôi trong thời gian làm thực nghiệm tại Phòng. Cuối cùng, tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đên thầy Đỗ Mạnh Hào – Trạm trưởng trạm nghiên cứu biển Đồ Sơn – Viện tài nguyên môi trường biển – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đồng thời là trưởng phòng của tôi tại nơi công tác, với kinh nghiệm nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể vào tạo điều kiện cho tôi được theo học Thạc sĩ tại Học Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn! iii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG...................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................ vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................. viii MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4 PROBIOTIC ............................................................................................. 4 1.1.1 Định nghĩa về probiotic ...................................................................... 4 1.1.2 Một số nhóm vi sinh vật probiotic ..................................................... 4 1.1.3 Các đặc tính tiêu biểu của vi sinh vật probiotic ................................. 6 1.1.4 Nghiên cứu và ứng dụng của chế phẩm probiotic trong NTTS tại Việt Nam ......................................................................................................... 8 PREBIOTIC............................................................................................ 10 1.2.1 Khái niệm về prebiotic ..................................................................... 10 1.2.2 Ứng dụng của prebiotic trong NTTS ............................................... 11 1.2.3 Khô đậu nành.................................................................................... 13 SYNBIOTIC ........................................................................................... 14 1.3.1 Khái niệm synbiotic ......................................................................... 14 1.3.2 Lên men xốp tạo tạo synbiotic từ probiotic và prebiotic ................. 14 1.3.3 Ứng dụng các sản phẩm synbiotic trên thế giới và Việt Nam ......... 15 VÀI NÉT VỀ NGHỀ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ...................................................................................................... 17 1.4.1 Trên thế giới ..................................................................................... 17 1.4.2 Tại Việt Nam .................................................................................... 18 1.4.3 Tình hình dịch bệnh trong NTTS tại Việt Nam ............................... 19 CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………… ................................................................................................ 22 VẬT LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ, MÁY MÓC ......................... 22 2.1.1 Vật liệu ............................................................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: