Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005

Số trang: 154      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.88 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005 tập trung nghiên cứu sự chuyển biến trên tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở thành phố Biên Hòa trong quá trình đô thị hóa từ năm 1986 đến năm 2005, tác động và bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng đô thị hóa tại thành phố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thu Hằng Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN ĐẠT Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Đạt, giảng viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo, cùng các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức và thực hiện thành công khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam (2006 – 2009) , tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ về lĩnh vực mà tôi tâm huyết. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường trung học phổ thông Ngô Quyền, các cơ quan ban ngành của thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn Phòng khoa học công nghệ - sau đại học, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng tiến độ. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN - TTCN : công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp DV : dịch vụ GTSX : giá trị sản xuất KCN : khu công nghiệp NLTS : nông lâm thủy sản Nxb : nhà xuất bản Ph : phường TM : thương mại TP : thành phố UBND : ủy ban nhân dân XHCN : xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Kèm theo đó là quá trình đô thị hóa, một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chuyển biến các xã hội nông nghiệp – nông dân – nông thôn sang các xã hội đô thị - công nghiệp – thị dân. Ở Việt Nam, do sự phát triển chậm chạp của công nghiệp và thương nghiệp trong lịch sử nên hầu hết các đô thị mang chức năng tổng hợp, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế, đồng thời giữ vai trò trung tâm văn hóa. Hiện nay, quá trình đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của công nghiệp hóa, mà biểu hiện của nó là sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu kinh tế mở có quy mô, chất lượng phát triển khác nhau. Cùng với sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, Đồng Nai có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, là một đỉnh trong tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía nam của cả nước; tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh). Hòa cùng công cuộc đổi mới của đất nước từ năm 1986, Đồng Nai đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Nhiều đô thị đã và đang giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của tỉnh như Biên Hòa, Long Khánh, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch. Trong đó, Biên Hòa đã được nhà nước công nhận là đô thị loại II, trở thành đô thị đối trọng với thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế đô thị phía Nam của cả nước. Tại Biên Hòa, nhiều khu công nghiệp khác nhau với quy mô lớn, nhỏ đã được xây dựng, hoạt động có công suất cao. Giữ vai trò quan trọng, thành phố Biên Hòa nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, thu hút được nhiều dự án đầu tư từ trong và ngoài nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối phát triển. Song song với những thuận lợi có được từ vị trí và tiềm năng phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra ở Biên Hòa còn gặp nhiều khó khăn: bất cập trong quản lí, tính không đồng bộ trong quy hoạch, những hệ lụy mà đô thị hóa đem lại như môi trường tự nhiên bị thoái hóa, môi trường văn hóa bị ảnh hưởng và các vấn đề xã hội khác. Để thực hiện quá trình đô thị hóa thành phố Biên Hòa theo đúng tinh thần quy hoạch và tránh những hạn chế, sai lầm có thể mắc phải, cần có cái nhìn cụ thể và khái quát, xem xét quá trình đô thị hóa ấy diễn ra như thế nào, những nhân tố khách quan và chủ quan tác động, chi phối. Trên cơ sở đó có những bài học kinh nghiệm phục vụ cho sự nghiệp chung công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả nước, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa, hội nhập với quốc tế. Điều này có ý nghĩa thời sự, mang tính thực tiễn cao; đồng thời khắc họa sâu thêm kiến thức khoa học đối với người viết, đảm bảo tính toàn diện trong nghiên cứu lịch sử không chỉ dừng lại ở lịch sử quân sự - chính trị mà còn là tất cả những gì xảy ra liên quan đến con người và xã hội loài người. Là một người dân của tỉnh Đồng Nai, một giáo viên giảng dạy ở trường trung học phổ thông, tìm hiểu về quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa cũng chính là tìm hiểu về lịch sử phát triển của vùng đất này trong quá trình hơn 20 năm kể từ ngày đổi mới. Đó sẽ là những nội dung được truyền đến học sinh trong các giờ dạy lịch sử địa phương, giáo dục cho các em lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm đối với địa phương. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Quá trình đô thị hóa ở thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) giai đoạn 1986 - 2005” làm luận văn cuối khóa học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của việc nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu sự chuyển biến trên tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở thành phố Biên Hòa trong quá trình đô thị hóa từ năm 1986 đến năm 2005. Nghiên cứu còn làm rõ những tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển chung của thành phố, rút ra một số đặc đi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: