Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 108      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh là nhằm phát hiện những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường đại học tại TPHCM, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những trở ngại đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  Huỳnh Cát DungTRỞ NGẠI TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾPCỦA SINH VIÊN VỚI GIẢNG VIÊN Ở MỘTSỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 603180 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI NGỌC OÁNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 TRI ÂN Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học SưPhạm thành phố Hồ Chí Minh cùng quý thầy cô đã giảng dạy và hỗ trợ em trong suốt2 năm học cao học.Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi Ngọc Oánh – phó giáo sư -tiến sĩ Tâm lý học đã trực tiếp, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em về mọi mặt từ nhữngngày đầu cho đến khi luận văn tốt nghiệp được hoàn thành.Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Sư Phạm TP.HCM, đại học SưPhạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM và đại học Kinh Tế TP.HCM đã nhiệt tình hỗ trợ vàtạo điều kiện cho em thực hiện luận văn theo đúng tiến độ.Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trường đại học Sư Phạm TP.HCM, đại họcKinh Tế TP.HCM và đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM, người thân, đồngnghiệp đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010 Tác giả Huỳnh Cát Dung DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết đầy đủ Viết tắtĐại học Kinh Tế ĐHKTĐại học Sư Phạm ĐHSPĐại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao ĐHSPTDTTGiảng viên GVGiao tiếp GTSignificance – xác suất ý nghĩa SigSinh viên SVTần số fTần suất WThứ bậc TBTrở ngại tâm lý TNTL Phần 1. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài 1.1. Không ai có thể phủ nhận: Giao tiếp là một điều kiện không thể thiếu trong hoạt độngcủa con người. Nhờ có giao tiếp mà con người tồn tại và thông qua giao tiếp, nhân cách conngười được hình thành và phát triển. Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữangười với người và mức độ hình thành nhân cách con người phụ thuộc rất lớn vào quá trìnhvà kết quả giao tiếp. 1.2. Ngày nay, xã hội phát triển, kinh tế tri thức được chú trọng, các ngành dịch vụ đượclên ngôi, sự giao thoa về văn hóa càng nhiều thì giao tiếp càng giữ vai trò quan trọng trongviệc quyết định sự thành công hay thất bại của công việc. Nếu chúng ta thiết lập được mốiquan hệ tốt ngay từ ban đầu với mọi người và duy trì mối quan hệ đó thì hiệu quả công việcđạt được sẽ cao hơn. Đó là sự thật không thể phủ nhận. Trong quá trình giao tiếp, con ngườiít nhiều sẽ gặp những trở ngại về mặt tâm lý, vì vậy để giao tiếp đạt hiệu quả, chúng ta phảiphát hiện và vượt qua những trở ngại đó. 1.3. Sinh viên là nguồn nhân lực quý giá của quốc gia, nhân cách của họ chính là kết quảcủa ngành giáo dục. Kết quả này là cả một quá trình lao động không ngừng của thầy và trò,chính hoạt động giao tiếp của sinh viên là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành và pháttriển nhân cách của họ, trong đó, quá trình và kết quả giao tiếp của sinh viên với giảng viênlà yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và sự phát triển nhân cách của sinh viên. Quátrình rèn luyện để đạt được kỹ năng giao tiếp với giảng viên của sinh viên là một trongnhững hành trang chuẩn bị vững chắc cho sinh viên gia nhập vào xã hội và thực hiện chứcnăng của mình. Vì vậy, nếu bước chuẩn bị này không tốt thì khi ra trường sinh viên sẽ gặprất nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay, trong quy trình đào tạo của hầu hết các trường đại học,chúng ta chỉ chú trọng đến việc trang bị tri thức chuyên môn cho sinh viên, còn các tri thứcnghiệp vụ, các kỹ năng xã hội thì ít được quan tâm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp mà cụ thể làkỹ năng giao tiếp với giảng viên. Do vậy, sinh viên thường không tự tin khi giao tiếp, traođổi những vấn đề chưa hiểu với giảng viên, ngại ngùng, luống cuống khi đứng lên phát biểu,lúng túng khi đi phỏng vấn xin việc, khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ trong môitrường mới, thiếu linh hoạt và nhạy bén khi giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trìnhgiao tiếp… Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó của sinh viên là do họ gặp những trởngại tâm lý trong giao tiếp mà họ không phát hiện ra hoặc không thể vượt qua. Nếu chúng takhông giúp họ vượt qua những trở ngại tâm lý đó thì dần dần sẽ hình thành nên tính ỳ tronggiao tiếp mà sau này khi ra trường họ sẽ rất khó để phá bỏ tính ỳ ấy. Để khắc phục những trởngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên và giúp sinh viên đạt kết quả tốt trong học tập thìbước phát hiện và phá bỏ những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên cho sinh viênlà quan trọng và thiết thực. Nhưng những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên vớigiảng viên là gì? Làm sao để khắc phục được những trở ngại đó? 1.4. Mặc dù giao tiếp có vai trò rất quan trọng như vậy nhưng hiện nay trong tâm lý họcvấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống và việc phát hiện ra những trởngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên để giúp họ vượt qua những trở ngạiđó rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Trởngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên”.2. Mục đích nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều: