Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 85,000 VND Tải xuống file đầy đủ (85 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học "Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)" trình bày các nội dung chính sau: Khái quát về Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam; Thực trạng mô hình hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh) VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HOẠT ĐỘNG PHƯỚC THIỆN CỦA TỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM(QUA NGHIÊN CỨU TẠI 3 TỈNH: AN GIANG, ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HOẠT ĐỘNG PHƯỚC THIỆN CỦA TỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM(QUA NGHIÊN CỨU TẠI 3 TỈNH: AN GIANG, ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Ngành: Tôn giáo học Mã số: 8 22 90 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Xuân Hùng HÀ NỘI, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính mình. Các tưliệu, số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đượctrích dẫn theo quy định. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2021 Học viên Nguyễn Thị Thu LỜI CẢM ƠN Tuy là một luận văn cao học nhưng tôi sẽ không thể hoàn thành nếukhông có sự hỗ trợ, giúp đỡ thật sự nhiệt tình của rất nhiều cơ quan, cá nhântrong suốt quá trình học và làm luận văn. Tôi thực sự cảm động và xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cơ quan,cá nhân sau. Trước tiên, xin cảm ơn: - Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Tháp - Ban Tôn giáo tỉnh An Giang - Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam - Ban Trị sự Tỉnh hội Đồng Tháp - Ban Trị sự Tỉnh hội An Giang - Ông Nguyễn Văn Tuy, Chánh Hội trưởng BTS.TW; ông NguyễnThanh Sơn, Phó chánh Hội trưởng BTS.TW; ông Lê Đức Thắng, Tổng Thưký BTS.TW; ông Lê Thành Tâm, Phó Ban Trị sự tỉnh Đồng Tháp; ông Tuấn,Phó Ban Trị sự tỉnh An Giang. - Ông Nguyễn Thanh Kiệt, Phó ban Tôn giáo tỉnh Cần Thơ; ông ChâuVăn Tài, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Đồng Tháp. - Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hiệp hội Dược liệu Tp. Hồ ChíMinh. - Tiến sĩ Phan Công Chính, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứuKhoa học An ninh - Bộ Công an. Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng đã tận tình hướng dẫn, chỉnhsửa từng trích dẫn trong luận văn Xin cảm ơn Học viện KHXH phía Nam; Khoa Tôn giáo học đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn tất cả các Quý thầy cô, bạn bè, người thân, gia đình…đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, đốc thúc và động viên tôi! Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân tình nhất! Nguyễn Thị Thu MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM . 11 1.1. Sự ra đời của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam .................................. 11 1.2. Cơ cấu tổ chức...................................................................................... 18 1.3. Quá trình phát triển .............................................................................. 24Chương 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG PHƯỚC THIỆN CỦATỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM ..................................................... 32 2.1. Mô hình hoạt động an sinh xã hội của tôn giáo ................................... 32 2.2. Mô hình hoạt động phòng khám phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ............................................................................................... 36 2.3. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 42Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................... 53 3.1. Những yếu tố tác động đến hệ thống khám chữa bệnh của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ................................................................................... 53 3.2. Khuyến nghị ......................................................................................... 60KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65PHỤ LỤC ........................................................................................................ 68TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là một tôn giáo nội sinh, ra đời năm1934, trong hoàn cảnh lịch sử xã hội vùng sông nước miền Tây Nam bộ đầybức bách, đời sống nhân dân cực khổ, cam go, bị thực dân Pháp đàn áp, xãhội suy thoái, người dân mất lòng tin. Thêm vào đó là điều kiện địa lý tựnhiên hoang sơ, chướng khí, kênh rạch chằng chịt, thông thương giữa cácvùng khó khăn, dân trí hạn chế. Chính vì vậy, khi ra đời, Tịnh độ Cư sĩ Phậthội Việt Nam là chỗ dựa tinh thần và vật chất của một bộ phận người nôngdân nghèo ở miền Tây Nam bộ lúc bấy giờ. Tuy ra đời trong điều kiện thiếuthốn, lại là một tôn giáo của người nghèo nhưng hoạt động y tế phước thiện -một hoạt động an sinh xã hội - của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam phát triểnkhá bài bản. Từ khi ra đời cho đến nay, hoạt động y tế phước thiện đã khám,chữa bệnh cho rất nhiều người dân, không thể thống kê được chính xác consố. Đơn cử trong vòng 5 năm gần đây (2014 - 2019), số bệnh nhân đến khámlà 16.014.965 lượt người; hốt 74.304.143 thang thuốc, châm cứu cho5.792.800 lượt người, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: