Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly và ý nghĩa lịch sử của nó

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 683.20 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là làm rõ những nội dung tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly; xác định những giá trị, ý nghĩa lịch sử, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly và ý nghĩa lịch sử của nó ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TRANGTƢ TƢỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội – 2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TRANGTƢ TƢỞNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bình Yên Hà Nội – 2015 2 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành, giữ, xây dựng và bảo vệ độclập dân tộc. Tư tưởng chủ đạo của dân tộc Việt Nam là tư tưởng yêu nước. Sựhình thành và phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam đi đôi với sự hình thànhvà phát triển của quốc gia dân tộc. Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dân tộcViệt Nam đã chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là tìnhcảm đơn thuần đối với non sông, đất nước mà còn là hệ thống tiêu chuẩn để nhậnđịnh đúng - sai, tốt - xấu; là kim chỉ nam cho hành động của mọi thành viên, giađình, dòng tộc và dân tộc trong mọi giai đoạn lịch sử. Lòng yêu nước của dân tộcViệt Nam bao giờ cũng gắn với hành động vì đất nước, vì sự phát triển và phồnvinh của dân tộc; không chỉ thể hiện trong các cuộc chống quân xâm lược, mà cònthể hiện trong lao động sản xuất xây dựng quê hương; trong việc tìm ra nhữngphương hướng, những bước đi mới làm cho đất nước phát triển mà đỉnh cao lànhững tư tưởng, hành động canh tân, cải cách. Tư tưởng canh tân, cải cách tìm đường phát triển đất nước có một vị trí hếtsức đặc biệt và đó cũng là một biểu hiện đặc biệt của tinh thần yêu nước ViệtNam. Trên đường phát triển của dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử đều có những tưtưởng, những cuộc cải cách do Nhà nước chủ trương hoặc cá nhân đề xướng nhưcải cách của Khúc Hạo ở thế kỷ thứ X, của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷXV, của Lê Thánh Tông vào nửa cuối thế kỷ XV, của Nguyễn Trường Tộ, NguyễnLộ Trạch, Phạm Phú Thứ… cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt là công cuộcđổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo diễn ra từ nhữngnăm 80 của thế kỷ XX cho đến nay đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, toàn diệnchưa từng có trong lịch sử dân tộc. Trong số những tư tưởng cải cách trước đây, tưtưởng cải cách của Hồ Quý Ly có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam thời kỳ 3trung đại, mở đầu cho bước phát triển mới của Nhà nước trung ương tập quyền vàsau đó được hoàn thiện dưới triều Lê Thánh Tông. Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly xuất hiện vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷXV, đúng vào lúc lịch sử nước ta đứng trước ba đòi hỏi lớn: Một là phải loại bỏvai trò của quý tộc Trần đã suy thoái trên vũ đài chính trị và tư tưởng; hai là, mởđường cho đất nước tiến lên theo một hướng mới hơn, tiến bộ hơn; ba là, xây dựnglực lượng chống lại âm mưu xâm lược của nhà Minh. Tư tưởng và công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã tấn công mạnh mẽ vàotoàn bộ cở sở chính trị, kinh tế, xã hội đang trong khủng hoảng của nhà Trần.Song, chừng ấy là chưa đủ đáp ứng yêu cầu của lịch sử, cải cách thất bại. Nguyênnhân là ở chỗ: Tư tưởng, cách thức tiến hành cải cách của Hồ Quý Ly có nhữngđiểm chưa hợp lý; công cuộc cải cách mới diễn ra trong một khoảng thời gianngắn thì đất nước phải chịu cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động nênchưa có được những thành tựu cần thiết minh chứng cho sự tiến bộ của mình;những hạn chế của cải cách là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc triều Hồđã không thể tập hợp, huy động được sức mạnh, trí tuệ của toàn dân vào sự nghiệpchống giặc Minh xâm lược. Mặc dù tư tưởng cải cách của ông có những hạn chế, sai lầm, công cuộc cảicách do ông lãnh đạo không thành công nhưng chúng có vai trò đặc biệt, mở đầucho một giai đoạn mới trong đó dân tộc ta không ngừng tìm tòi đổi mới để pháttriển. Nhiều tư tưởng cải cách do Hồ Quý Ly nêu ra nhưng chưa được thực hiệntrong thời đại của mình thì đã được nhà Lê sơ cơ bản hoàn thành trong thời giansau đó không lâu. Những bài học lịch sử quý báu đúc kết từ chính sự thành bạitrong cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều còn giúp cho các thế hệ người Việt Namhiện nay có thêm những điều kiện để nhận thức, đẩy nhanh công cuộc đổi mới đấtnước đồng thời tránh được những vấp váp, sai lầm mà tiền nhân mắc phải. Do vậy, 4việc quay lại nghiên cứu tư tưởng Hồ Quý Ly có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâusắc, không chỉ nâng cao hiểu biết về tư tưởng cải cách Hồ Quý Ly cùng như lịchsử tư tưởng Việt Nam mà còn góp phần nâng c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: