Danh mục

Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.19 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn thạc sĩ Triết học "Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội"của Đặng Thị Kim Anh có nội dung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Phân tích một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình - qua thực tế ở Hà Nội (sau khi sát nhập). Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) Đặng Thị Kim Anh Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiền Lương Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Phân tích một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình - qua thực tế ở Hà Nội (sau khi sát nhập). Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. Keywords. Triết học; Đạo đức kinh doanh; Đạo đức nghề nghiệp; Việt Nam Content. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, vấn đề đạo đức kinh doanh cũng đang được các học giả, những nhà kinh doanh, nhà quản lý, người tiêu dùng và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Người Mỹ đã sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của đạo đức đối với công việc kinh doanh. Họ đã bỏ ra khá nhiều công sức và tiền bạc để nghiên cứu vấn đề này. Chỉ tính riêng trong năm 2000, theo Trung tâm vì một nền văn hoá kinh doanh có đạo đức, đã có tới 52 công trình nghiên cứu được xuất bản tại Mỹ viết về ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tới thu nhập tài chính của các công ty. Trong đó, đa số các công trình nghiên cứu (33 công trình) cho rằng, công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn. Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh là một vấn đề khá mới không những đối với các nhà kinh doanh mà với cả những người nghiên cứu về lĩnh vực này. Các vấn đề như: đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công ty… mới chỉ nổi lên từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trước đó, những vấn đề này ít được nhắc tới. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, thị trường chứng khoán, thị trường thương mại… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Hiện nay, nền kinh tế đang chuyển sang vận hành theo thể chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, môi trường kinh doanh trở nên đa 1 dạng và sôi động hơn. Hoạt động kinh doanh là những hành vi, những quyết định, cách ứng xử, nguyên tắc hoạt động của doanh nhân trên thương trường. Do vậy, đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hoạt động của các doanh nhân nhằm đảm bảo lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích của toàn xã hội, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và ổn định. Tuy nhiên, trong xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề đạo đức, cả trong lĩnh vực kinh doanh. Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh đang xuất hiện nhiều hiện tượng lừa đảo, kinh doanh bất chấp pháp luật như: buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng… Vì vậy, xây dựng đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là vấn đề ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhiều tổ chức kinh tế xã hội ở các cấp các ngành, các lĩnh vực và của toàn xã hội. Từ mối quan tâm đó chúng tôi đã chọn đề tài “Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay được giới nghiên cứu, những người làm công tác lý luận, các nhà khoa học, nhà kinh doanh, người tiêu dùng, những người làm công tác quản lý nhà nước, hoạt động xã hội… quan tâm nhiều. Theo hướng nghiên cứu cơ bản một số tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm đạo đức, đạo đức kinh doanh. Chẳng hạn, cuốn “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh”. Do GS.TS Ngô Đình Giao (chủ biên). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997. Tác giả đã làm rõ những vấn đề rất cơ bản trong kinh doanh là môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh. Trong đó, tác giả làm rõ sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường trong kinh doanh, các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và yếu tố văn hoá có ảnh hưởng đến kinh doanh như thế nào, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh là cần thiết đối với các doanh nghiệp… Ngoài ra, các tác giả còn tập trung làm rõ những khái niệm có liên quan như: đạo đức, đạo đức kinh doanh… trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm đánh giá, phán xét đạo đức kinh doanh; hay cuốn “Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty”, Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên). Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007. Tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến đạo đức kinh doanh, văn hoá công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu và sự xuất hiện các vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Đặc biệt, tác giả đã giới thiệu cách tiếp cận với quá trình ra quyết định về hành vi đạo đức và các công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh. Mục đích là nhằm cung cấp phương pháp và công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh, trên cơ sở phương pháp và công cụ đã phân tích trên, tác giả giới thiệu một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình thông qua các tình huống cụ thể về những vấn đề thực tiễn. 2 Vẫn theo hướng nghiên cứu trên, các khái niệm này còn được trình bày trong một số công trình nghiên cứu khác. Tiêu biểu như: “Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty: phương pháp môn học và phân tích tình huống” của Nguyễn Mạnh Quân. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007; Bùi Xuân Phong trong cuốn “Đạo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: