Danh mục

Luận văn Thạc sĩ: Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trước 1945

Số trang: 160      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.62 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ: Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trước 1945 với mục tiêu nhằm góp phần vào việc đánh giá toàn diện hơn những cống hiến của nhà văn đối với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ: Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trước 1945 1 Mục lụcMỞ ĐẦU 1Chương 1: Tiểu thuyết Việt Nam trong tiến trình hiện đại 10hóa văn học dân tộc 1900-19451.1. Vấn đề hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX 101.2. Tiểu thuyết Việt Nam 1900-1945 trong tiến trình hiện đại 16hóa văn học dân tộc1.3. Đóng góp của Hồ Biểu Chánh đối với nền tiểu thuyết Việt 32Nam hiện đạiChương 2: Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ 38Biểu Chánh trước 1945 về phương diện nội dung2.1. Hệ đề tài-chủ đề 382.1. Cảm hứng sáng tạo 442.3. Đặc điểm, tính cách nhân vật 56Chương 3: Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ 73Biểu Chánh trước 1945 về phương diện nghệ thuật3.1. Kết cấu 733.2. Xây dựng nhân vật 833.3. Ngôn ngữ 973.4. Mô phỏng tác phẩm văn học nước ngoài 113 Kết luận 129TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 Phụ lục1. ảnh chân dung Hồ Biểu Chánh2. Một số ký họa về Sài Gòn đầu thế kỷ XX, thời kỳ sống củacác nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh3. Danh mục tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ. Ông sáng tác trênnhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ, truyện thơ, ký…, trongđó, tiểu thuyết là thể loại mà nhà văn đạt được nhiều thành công hơn cả. HồBiểu Chánh được xem là một trong những người mở đường và có những đónggóp nhất định cho sự hình thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đã cónhiều công trình nghiên cứu với những cách tiếp cận riêng nhằm khám phácác giá trị của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Thế nhưng, việc làm này vẫn chưathể hoàn tất và còn có nhiều hướng tìm hiểu khác nhau. Chọn nghiên cứu đềtài Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trước 1945,chúng tôi muốn góp phần vào việc đánh giá toàn diện hơn những cống hiếncủa nhà văn đối với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam. 1.2. Trong mấy thập kỷ gần đây, sự nghiệp văn học của Hồ Biểu Chánhđược giảng dạy ở các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học. Nhiềutiểu thuyết của ông được các nhà đạo diễn dựng thành phim truyền hình(Ngọn cỏ gió đùa, Con nhà nghèo, Nợ đời, Cay đắng mùi đời, Chúa tàu KimQuy, Đại nghĩa diệt thân), được nhiều nhà xuất bản tổ chức in lại (Nhà xuấtbản Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuấtbản Văn học, Nhà xuất bản Phụ nữ…). Thậm chí có một website riêng chonhà văn (http://www.hobieuchanh.com) được lập nên bởi các trí thức Việtkiều (Phan Tấn Tài, Trang Quan Sen…). Luận văn này được hoàn thành cóthể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, sinh viên, độc giả khitìm hiểu văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX nói chung và tiểu thuyếtHồ Biểu Chánh nói riêng. 1.3. Năm 2005, khoa Ngữ văn và Báo chí, Trường Đại học Khoa họcXã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, đã tiến hànhcông trình Khảo sát, đánh giá, bảo tồn di sản văn học quốc ngữ Nam Bộ vớimục đích khảo sát, sưu tầm, chỉnh lý, nghiên cứu toàn bộ tư liệu về văn học 3quốc ngữ Nam Bộ, bao gồm cả thơ, văn xuôi, lý luận phê bình… để tiến tớibiên soạn một bộ Tổng tập văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến1945. Với luận văn này, chúng tôi hy vọng góp một phần nhất định vào côngviệc rất ý nghĩa nói trên. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Thời kỳ trước năm 1945 Tiểu thuyết chữ quốc ngữ xuất hiện trước tiên ở Nam Bộ ngay từ nhữngnăm cuối thế kỷ XIX và phát triển khá mạnh vào những năm đầu thế kỷ XXnhưng chưa được giới nghiên cứu văn học quan tâm nhiều. Thời kỳ này cómột số công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam đáng chú ý: Phê bình vàcảo luận (1933) của Thiếu Sơn, Ba mươi năm văn học (1941) của Mộc Khuê,Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu (1944)của Dương Quảng Hàm. Trong các công trình trên, chỉ có hai tác giả bàn đếnHồ Biểu Chánh là Thiếu Sơn và Vũ Ngọc Phan. Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận với lối viết phê bình truyềnthống và cách phân tích tổng hợp, khái quát của văn chính luận phương Tâyđã kịp thời biểu dương, khích lệ những thành công cũng như những cái mớivề tư tưởng và nghệ thuật của một số tác gia đầu thế kỷ. Thiếu Sơn đã có mộtthái độ trân trọng đặc biệt và đề cao công trạng của Hồ Biểu Chánh đối với sựphát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: