Danh mục

Luận văn thạc sĩ: Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò (Nghĩa Lộ), Yên Bái

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.24 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung luận văn thạc sĩ: Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò (Nghĩa Lộ), Yên Bái nhằm phân tích những giá trị văn hóa tộc người Thái phục vụ du lịch và sự tác động của hoạt động du lịch tới các giá trị văn hoá đó, làm sáng tỏ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của tộc người cũng như những thay đổi của nó trong đời sống xã hội mới, nhận diện và đánh giá đúng mức việc khai thác các giá trị văn hóa Thái trong việc phát triển du lịch hiện nay ở Mường Lò.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ: Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò (Nghĩa Lộ), Yên Bái Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò ( Nghĩa Lộ ), Yên Bái Nguyễn Kim Lê Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Dân tộc học; Mã số: 60 22 70 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Sỹ Giáo Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Mô tả, phân tích những giá trị văn hóa tộc người Thái phục vụ du lịch và sự tác động của hoạt động du lịch tới các giá trị văn hoá đó. Làm sáng tỏ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của tộc người cũng như những thay đổi của nó trong đời sống xã hội mới. Nhận diện và đánh giá đúng mức việc khai thác các giá trị văn hóa Thái trong việc phát triển du lịch hiện nay ở Mường Lò. Keywords. Văn hóa Việt Nam; Du lịch; Yên Bái; Dân tộc TháiContent Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ của con người không ngừng được nâng cao, trong đó cónhu cầu về du lịch. Trong du lịch, có nhiều hình thức khác nhau như du lịch sinh thái, du lịchvăn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch hành hương, … trong đó,du lịch văn hóa tộc người là một nhu cầu thiết yếu. Đây được xem là một hình thức du lịchtổng hợp, vừa mang các yếu tố của du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm. Đối với các tộc người, đặc biệt là các tộc người thiểu số ở đâu cũng có nền văn hoá dângian vô cùng phong phú. Yên Bái là một tỉnh miền núi, hoạt động du lịch mới chỉ bắt đầukhởi động trong những năm gần đây. Ngoài du lịch tâm linh, du lịch sinh thái thì du lịch vănhóa là một lĩnh vực khá mới mẻ và có nhiều tiềm năng, trong đó văn hoá tộc người Thái ởMường Lò là một điểm nhấn vô cùng quan trọng. Văn hóa tộc người Thái ở Mường Lò chưa được nghiên cứu một cách toàn diện trongmột công trình cụ thể nào. Đó mới chỉ là những nghiên cứu trong cái chung của văn hoá TháiTây Bắc và văn hoá Thái Việt Nam hoặc chỉ là nghiên cứu riêng về một lễ tục nào đó của tộcngười, nghiên cứu toàn diện văn hoá Thái Mường Lò phục vụ du lịch lại càng hiếm. Để cóđược một cái nhìn tổng thể phục vụ hoạt động du lịch cũng như việc bảo tồn các giá trị vănhoá truyền thống của tộc người Thái vùng Mường Lò, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vănhoá Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò (Nghĩa Lộ), Yên Bái” làm luận văn thạc sĩ. Luận văn dựa trên một số lý thuyết như thuyết lựa chọn duy lý, sinh thái văn hoá,tương đối văn hoá, khuyếch tán văn hoá, khu vực lịch sử - văn hoá, … để giải quyết các vấnđề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu. Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như định lượng, định tính,nghiên cứu điền dã và quan sát tham gia, lịch sử - so sánh, thống kê dữ liệu, bảng biểu, … đểthu thập và xử lý thông tin. Thông qua việc mô tả, phân tích những giá trị văn hóa tộc người Thái phục vụ du lịchvà sự tác động của hoạt động du lịch tới các giá trị văn hoá đó, luận văn góp phần làm sáng tỏnhững giá trị văn hóa truyền thống của tộc người cũng như những thay đổi của nó. Đồng thờinhận diện và đánh giá đúng mức việc khai thác các giá trị văn hóa Thái trong phát triển dulịch hiện nay ở Mường Lò. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định là tất cả các giá trị vănhoá Thái (chủ yếu là nhóm Thái Đen) ở Mường Lò hiện đang được khai thác phục vụ hoạtđộng du lịch. Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu thu thập được trong quá trình điền đã. Bêncạnh đó có tham khảo các công trình nghiên cứu, các bài viết trước đó về văn hoá Thái vùngMường Lò. Có thể coi đây là một công trình tổng quát về văn hoá tộc người Thái vùng Mường Lò(cả truyền thống và biến đổi), góp phần cung cấp tư liệu khoa học cho quá trình nghiên cứucũng như việc hoạch định chính sách phát triển của địa phương. Toàn luận văn gồm 165 trang, 8 trang đầu gồm các mục: lời cảm ơn, lời cam đoan, mụclục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu. Chính văn gồm ba phần, chiếm 152trang: Phần mở đầu, 9 trang (từ trang 1 đến trang 9), gồm 7 mục: Lý do lựa chọn đề tài, lịchsử nghiên cứu vấn đề, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đốitượng và phạm vi nghiên cứu, nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn, đóng góp của luận vănvà kết cấu của luận văn. Phần nội dung, 123 trang (từ trang 10 đến trang 133), gồm 4chương: Chương 1. Tổng quan về văn hoá tộc người với hoạt động du lịch ở Yên Bái.Chương 2. Các dạng thức văn hóa vật chất với hoạt động du lịch. Chương 3. Các yếu tố vănhóa tinh thần với hoạt động du lịch. Chương 4. Tác động của hoạt động du lịch đối với cácgiá trị văn hoá Thái ở Mường Lò. Phần kết luận, 2 trang (từ trang 134 đến trang 135). Tàiliệu tham khảo chiếm 5 trang (từ trang 136 đến trang 141), danh sách người cung cấp thôngtin (trang 142), 23 trang sau là phụ lục. Cấu trúc cụ thể của đề tài như sau:Lời c ...

Tài liệu được xem nhiều: