Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương)

Số trang: 164      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 164,000 VND Tải xuống file đầy đủ (164 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu văn hoá truyền thống thời trung đại để thấy xã hội phong kiến trước đây đã cấm đoán đời sống bản năng như thế nào và quần chúng nhân dân đối phó với sự cấm đoán này ra sao. Chúng tôi đặt thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong ngữ cảnh văn hóa cấm kỵ đó, để thấy được sự độc đáo về đối phó với cấm kị bản năng tình dục của hình thức nghệ thuật ngôn từ so với các kiểu văn hóa đối phó với cấm kỵ bản năng khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương) ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC TRẦN THỊ HƯƠNG CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ(KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Văn học, khoá 2004 – 2007 Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN NHO THÌN Học viên thực hiện: TRẦN THỊ HƯƠNG Hà nội - 2008 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử nghiên cứu tiểu sử, văn bản thơ Hồ Xuân HươngI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Như chúng ta đã biết xã hội phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm ýthức hệ chính thống. Văn hóa vốn có đặc điểm khắc phục cái bản năng. Nhưngcon người lý tưởng của Nho gia là nội thánh ngoại vương, tu kỷ trị nhân. Vănhoá Nho giáo không chỉ khắc phục mà còn áp chế, kiểm soát đời sống bảnnăng, nhất là bản năng tình dục nên đề tài tình dục là hầu như là mảnh đất cấmkỵ đối với văn học nhà Nho. Nói đến quan hệ tính giao, nói đến quan hệ tình áinam nữ trong văn chương là một điều cần né tránh. Tất nhiên, không có đạoluật chính thức nào qui định không được kể, tả quyền nam nữ được yêu đươnghay làm tình trong văn chương, song các áp lực của đời sống văn hóa xã hộiphong kiến buộc các văn nhân “tự kiểm duyệt” mà né tránh. Trong luận vănnày, chúng tôi gọi gọn lại là “cấm kỵ cái bản năng” để chỉ hiện tượng này. Mộtđiều hiển nhiên rằng, con người hiện thực phải cân bằng hài hoà cả bản nănglẫn văn hoá. Nếu con người chỉ có mặt văn hoá, coi nhẹ bản năng là khôngtưởng hoặc con người chỉ có mặt bản năng thì không được. Hai điều ấy gắn kếtvới nhau như hai mặt của một tờ giấy, để tạo nên một con người hiện thực, tồntại trong cuộc sống thực. Có thể cấm đoán bằng mệnh lệnh, bằng các tín điềuđạo đức, thậm chí bằng các hình phạt khắc nghiệt đối với phần bản năng nhưngkhông thể tiêu diệt được quyền sống bản năng. Freud đã chỉ ra, cái bản năngtính dục chỉ bị ý thức đạo đức chèn ép, đẩy xuống hàng tiềm thức và sẽ hiện radưới dạng vô thức. Về phương diện diễn ngôn, bản năng tính dục có thể đượcbiểu đạt bằng những hình thức ngụy trang che đậy nào đó, nhằm đối phó vớicác cấm đoán. Trong mỗi truyền thống văn hóa, ở mỗi thời đại, đối với mỗi thểloại nghệ thuật, lại có những cách thức đối phó với cấm kị khác nhau. Mảng 3thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là một ví dụ sinh động về hình thứcđối phó với cấm kị bản năng trong văn hoá truyền thống Việt Nam bằng ngônngữ thi ca. Hẳn nhiên, bà chúa thơ Nôm không đơn độc trên con đường chốnglại văn hoá bản năng, bà đã kế thừa tinh hoa văn hoá dân gian, văn học dângian, phát huy cao độ tài năng vốn có của bản thân để tạo nên tiếng thơ độcnhất vô nhị trên diễn đàn văn học nước nhà. Từ trước đến nay, thái độ và cách lí giải đối với vấn đề tục, dâm trongthơ Hồ Xuân Hương rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trước cách mạngtháng Tám, nhiều nhà nghiên cứu cho đó là ẩn ức tính dục như Trương Tửu,Nguyễn Văn Hanh… Sau cách mạng, Nguyễn Đức Bính, Chế Lan Viên,Nguyễn Lộc, Lê Trí Viễn và một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng Hồ XuânHương dùng lối viết dung tục, dùng cái tục để chế giễu đạo đức phong kiến,hiền nhân quân tử, hạ bệ giải thiêng. Gần đây, trong bối cảnh đổi mới nghiêncứu văn học, Đỗ Đức Hiểu cho rằng đó là ca ngợi sự tự nhiên và Đỗ Lai Thuýlại nghĩ đó là tín ngưỡng phồn thực, không có dâm tục… Chúng tôi nhìn nhậnnhững bài thơ gọi là “dâm”, “tục” ấy dưới một góc độ khác, đặt chúng vào hệthống các đối phó với cấm kỵ trong văn hoá truyền thống. Trong xã hội chuyên chế phương Đông, để duy trì quyền uy của giai cấpthống trị, có nhiều hình thức cấm kỵ khác nhau. Cấm kỵ dễ thấy nhất là quyđịnh kiêng húy. Hình thức kiêng húy buộc người ta phải viết chữ Hán thiếu néthoặc có ký hiệu như dấu nháy và đọc chệch để tỏ rõ có ý thức tôn trọng chữhúy. Trong văn hóa dân gian, để đối phó với những cấm đoán khắt khe áp đặtcho quan hệ nam nữ, người xưa đã che dấu cho quan hệ tự do của nam nữ bằngnhững kiểu không gian lễ hội khác nhau (không gian đêm rã đám làng La, hangđộng tối tăm); để đối phó với can thiệp của triều đình phong kiến Nho giáo hóamuốn cấm làng xã thờ các loại “dâm thần” vốn là “hèm” của làng xã, ngườidân đã đối phó bằng các hình thức che giấu khác nhau như hành lễ vào đêmkhuya, như bịa ra các thần phả đáp ứng đúng yêu cầu triều đình. 4 Luận văn này đặt những bài thơ Nôm đề vịnh của Hồ Xuân Hương vàongữ cảnh cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ trong xã hội chuyên chế phương Đôngnhư thế. Tất nhiên, là một kiểu nghệ thuật ngôn từ, thơ đề vịnh của Hồ XuânHương có phương cách đối phó với cấm kỵ riêng của nó. Nếu trong vănchương chính thống của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: