Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
Số trang: 168
Loại file: pdf
Dung lượng: 967.46 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn tập trung nghiên cứu một số tập thơ của Bùi Giáng đã
được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; đồng thời, hướng tới xác định những cảm hứng chủ đạo và đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, góp phần đánh giá thơ Bùi Giáng- một thi sĩ được xem như một hiện tượng độc đáo trên thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XX. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Minh Kim ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI GIÁNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 ` MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Bùi Giáng là một trường hợp đặc biệt và độc đáo của nền thi ca hiện đại Việt Nam cuối thế kỉ XX. Nhắc đến Bùi Giáng người ta nghĩ đến một hiện tượng mà cho đến tận hôm nay hãy còn đó rất nhiều vấn đề hấp dẫn vẫn chưa được tỏ tường. Các nhà phê bình chính thống hầu như ít “chạm” đến ông trong khi số lượng người yêu thích thơ ông lại rất đông đảo. Báo chí có ghi chép lại rằng đám tang của ông có tới hàng ngàn người tham dự, là một trong những đám tang lớn nhất kể từ sau năm 1975. Nhà thơ Huy Cận cũng có lần bày tỏ lòng yêu mến với Bùi thi sĩ: Đôi lời thăm bạn thơ Thăm tấm lòng tri kỷ Bao giờ đến bây giờ Tình thơ không hoen rỉ (Thân tình gửi anh Bùi Giáng) Dường như xưa nay độc giả yêu thơ ông, đến với thơ ông chỉ mới bằng tâm thế “kính nhi viễn chi” mà thôi. Ai cũng dễ dàng cảm nhận Bùi Giáng “rất Bùi Giáng”, Bùi Giáng rất “không giống ai”, thế nhưng cái bản chất Bùi Giáng rất riêng, rất độc đáo ấy là gì thì lại không mấy ai đủ tự tin để lý giải cặn kẽ. Chung quanh Bùi Giáng có vô số giai thoại đáng nhớ lại càng dễ khiến người ta cảm thấy mơ hồ khó nắm bắt. Trước nay đã có rất nhiều người viết về Bùi Giáng nhưng phần lớn đều là những bài viết tản mạn đăng báo hoặc đăng ở các tập san chuyên đề về Bùi ` Giáng. Hiện nay vẫn chưa có một tài liệu nào nói đầy đủ về toàn bộ cuộc đời và tác phẩm của ông nói chung và nghiên cứu chuyên sâu về thơ Bùi Giáng nói riêng. Bùi Giáng là tác giả của khoảng sáu bảy mươi đầu sách đủ mọi thể loại, từ văn thơ cho đến dịch thuật, từ giới thiệu tác giả tác phẩm nước ngoài cho đến bàn luận về triết học phương Tây… Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số tập thơ của Bùi Giáng đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Luận văn hướng tới xác định những cảm hứng chủ đạo và đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, góp phần đánh giá thơ Bùi Giáng- một thi sĩ được xem như một hiện tượng độc đáo trên thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XX. Nghiên cứu về Bùi Giáng quả là một thử thách không nhỏ nhưng chúng tôi thiết nghĩ đó cũng là điều nên làm để góp phần giải mã và giới thiệu một chân dung văn học rất đáng quan tâm của nền thơ ca Việt Nam cuối thế kỉ XX. Tìm hiểu ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI GIÁNG là cách chúng tôi chọn để mở một lối nhỏ trên hành trình tiếp cận thi sĩ tài hoa và dị biệt này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Khi tìm hiểu và khảo sát các nguồn tư liệu viết về Bùi Giáng, chúng tôi nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu về Bùi Giáng đã được công bố, xuất bản và hiện đang lưu hành hợp pháp ở Việt Nam không nhiều. Về luận văn, chúng tôi có dịp khảo sát được ba luận văn đã chọn Bùi Giáng làm đối tượng nghiên cứu, mỗi luận văn tiếp cận vấn đề ở những góc độ khác nhau. Trong luận văn tốt nghiệp của mình, với đề tài Bùi Giáng – ` Một cuộc đời, một cõi thơ, năm 2000, Đinh Vũ Thùy Trang đã sống trong tiếng thơ Bùi Giáng bằng sự thẩm âm của một người mong mỏi là một khách tri âm. Luận văn biểu đạt những Ngổn ngang nỗi niềm tâm sự: yêu quê hương, tuổi thơ hồn nhiên, nỗi buồn, tình yêu… trong thơ ông. Bên cạnh đó, luận văn đã cảm thụ và lý giải quan niệm của nhà thơ về thế giới về con người, với một tiêu đề Khởi nguyên cõi tinh mật. Và cõi tinh mật trong thơ ông là gì? Là một thực tại đầy ắp nhiên giới, là thế giới của hoài niệm, chiêm bao, là nguyên lý mẹ, là kinh thơ? Tựu trung lại, luận văn đã đi đến một kết luận: cõi thơ u mật…thơ và ngôn ngữ của Bùi Giáng vốn viên mật , nhưng có lẽ “mẹ huyền nhiệm” là cõi tinh mật sâu kín chỉ sau Kinh thơ, mà ông sở dĩ có nguồn thơ thâm mật, trác tuyệt bởi nó đã được lấy từ cõi nguồn Phật giáo uyên nguyên (trang 52). Tất cả những nhận định, nghiên cứu trên của người viết giúp ta tiến thêm một bước khi thâm nhập vào cõi thơ Bùi Giáng. Luận văn tiếp theo mà chúng tôi khảo sát là luận văn cử nhân của tác giả Nguyễn Văn Quốc, với đề tài Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ trong thơ Bùi Giáng. Ở luận văn này, phần gợi nhiều hứng thú nhất có lẽ chính là phần nghiên cứu về hình thức khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng. Đáng tiếc, phần này lại không được xây dựng thành một tiêu đề riêng và chưa được nghiên cứu sâu. Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ với đề tài Thơ Bùi Giáng của tác giả Trương Thị Mỹ Phượng đã bảo vệ thành công vào năm 2007. Tác giả đã cố gắng bao quát một đề tài khá rộng là Thơ Bùi Giáng bằng việc đi sâu nghiên cứu hệ thống những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Bùi Giáng. Tuy nhiên, trong phần kết luận ở cuối công trình nghiên cứu, dường như tác giả cũng còn khá lúng túng và chưa đưa ra được một nhận định thực sự có sức nặng về một chân dung văn học độc đáo của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Về sách, tính đến tháng 06 năm 2009, chúng tôi tiếp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Minh Kim ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI GIÁNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 ` MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Bùi Giáng là một trường hợp đặc biệt và độc đáo của nền thi ca hiện đại Việt Nam cuối thế kỉ XX. Nhắc đến Bùi Giáng người ta nghĩ đến một hiện tượng mà cho đến tận hôm nay hãy còn đó rất nhiều vấn đề hấp dẫn vẫn chưa được tỏ tường. Các nhà phê bình chính thống hầu như ít “chạm” đến ông trong khi số lượng người yêu thích thơ ông lại rất đông đảo. Báo chí có ghi chép lại rằng đám tang của ông có tới hàng ngàn người tham dự, là một trong những đám tang lớn nhất kể từ sau năm 1975. Nhà thơ Huy Cận cũng có lần bày tỏ lòng yêu mến với Bùi thi sĩ: Đôi lời thăm bạn thơ Thăm tấm lòng tri kỷ Bao giờ đến bây giờ Tình thơ không hoen rỉ (Thân tình gửi anh Bùi Giáng) Dường như xưa nay độc giả yêu thơ ông, đến với thơ ông chỉ mới bằng tâm thế “kính nhi viễn chi” mà thôi. Ai cũng dễ dàng cảm nhận Bùi Giáng “rất Bùi Giáng”, Bùi Giáng rất “không giống ai”, thế nhưng cái bản chất Bùi Giáng rất riêng, rất độc đáo ấy là gì thì lại không mấy ai đủ tự tin để lý giải cặn kẽ. Chung quanh Bùi Giáng có vô số giai thoại đáng nhớ lại càng dễ khiến người ta cảm thấy mơ hồ khó nắm bắt. Trước nay đã có rất nhiều người viết về Bùi Giáng nhưng phần lớn đều là những bài viết tản mạn đăng báo hoặc đăng ở các tập san chuyên đề về Bùi ` Giáng. Hiện nay vẫn chưa có một tài liệu nào nói đầy đủ về toàn bộ cuộc đời và tác phẩm của ông nói chung và nghiên cứu chuyên sâu về thơ Bùi Giáng nói riêng. Bùi Giáng là tác giả của khoảng sáu bảy mươi đầu sách đủ mọi thể loại, từ văn thơ cho đến dịch thuật, từ giới thiệu tác giả tác phẩm nước ngoài cho đến bàn luận về triết học phương Tây… Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số tập thơ của Bùi Giáng đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Luận văn hướng tới xác định những cảm hứng chủ đạo và đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, góp phần đánh giá thơ Bùi Giáng- một thi sĩ được xem như một hiện tượng độc đáo trên thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XX. Nghiên cứu về Bùi Giáng quả là một thử thách không nhỏ nhưng chúng tôi thiết nghĩ đó cũng là điều nên làm để góp phần giải mã và giới thiệu một chân dung văn học rất đáng quan tâm của nền thơ ca Việt Nam cuối thế kỉ XX. Tìm hiểu ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI GIÁNG là cách chúng tôi chọn để mở một lối nhỏ trên hành trình tiếp cận thi sĩ tài hoa và dị biệt này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Khi tìm hiểu và khảo sát các nguồn tư liệu viết về Bùi Giáng, chúng tôi nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu về Bùi Giáng đã được công bố, xuất bản và hiện đang lưu hành hợp pháp ở Việt Nam không nhiều. Về luận văn, chúng tôi có dịp khảo sát được ba luận văn đã chọn Bùi Giáng làm đối tượng nghiên cứu, mỗi luận văn tiếp cận vấn đề ở những góc độ khác nhau. Trong luận văn tốt nghiệp của mình, với đề tài Bùi Giáng – ` Một cuộc đời, một cõi thơ, năm 2000, Đinh Vũ Thùy Trang đã sống trong tiếng thơ Bùi Giáng bằng sự thẩm âm của một người mong mỏi là một khách tri âm. Luận văn biểu đạt những Ngổn ngang nỗi niềm tâm sự: yêu quê hương, tuổi thơ hồn nhiên, nỗi buồn, tình yêu… trong thơ ông. Bên cạnh đó, luận văn đã cảm thụ và lý giải quan niệm của nhà thơ về thế giới về con người, với một tiêu đề Khởi nguyên cõi tinh mật. Và cõi tinh mật trong thơ ông là gì? Là một thực tại đầy ắp nhiên giới, là thế giới của hoài niệm, chiêm bao, là nguyên lý mẹ, là kinh thơ? Tựu trung lại, luận văn đã đi đến một kết luận: cõi thơ u mật…thơ và ngôn ngữ của Bùi Giáng vốn viên mật , nhưng có lẽ “mẹ huyền nhiệm” là cõi tinh mật sâu kín chỉ sau Kinh thơ, mà ông sở dĩ có nguồn thơ thâm mật, trác tuyệt bởi nó đã được lấy từ cõi nguồn Phật giáo uyên nguyên (trang 52). Tất cả những nhận định, nghiên cứu trên của người viết giúp ta tiến thêm một bước khi thâm nhập vào cõi thơ Bùi Giáng. Luận văn tiếp theo mà chúng tôi khảo sát là luận văn cử nhân của tác giả Nguyễn Văn Quốc, với đề tài Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ trong thơ Bùi Giáng. Ở luận văn này, phần gợi nhiều hứng thú nhất có lẽ chính là phần nghiên cứu về hình thức khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng. Đáng tiếc, phần này lại không được xây dựng thành một tiêu đề riêng và chưa được nghiên cứu sâu. Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ với đề tài Thơ Bùi Giáng của tác giả Trương Thị Mỹ Phượng đã bảo vệ thành công vào năm 2007. Tác giả đã cố gắng bao quát một đề tài khá rộng là Thơ Bùi Giáng bằng việc đi sâu nghiên cứu hệ thống những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Bùi Giáng. Tuy nhiên, trong phần kết luận ở cuối công trình nghiên cứu, dường như tác giả cũng còn khá lúng túng và chưa đưa ra được một nhận định thực sự có sức nặng về một chân dung văn học độc đáo của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Về sách, tính đến tháng 06 năm 2009, chúng tôi tiếp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Luận văn Thạc sĩ Luận văn Thạc sĩ ngành Lí luận văn học Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng Thơ Bùi GiángTài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 365 5 0 -
97 trang 329 0 0
-
97 trang 313 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 302 0 0 -
155 trang 280 0 0
-
115 trang 269 0 0
-
64 trang 265 0 0
-
26 trang 262 0 0
-
70 trang 226 0 0
-
128 trang 223 0 0