Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm

Số trang: 184      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.35 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn nghiên cứu chủ đề "Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm" với mục đích tìm hiểu những phần sâu hơn, khám phá được nhiều hơn chất ngọc tiềm ẩn trong những sáng tác thơ của ông; đồng thời, luận văn nhằm hướng đến trang bị cho người đọc những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về di sản thơ Hoàng Cầm. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ________________ VĂN THỊ LỆ HIỀN HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC TRONG THƠ HOÀNG CẦM Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh -2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học cùng tập thể các Thầy, Cô khoa Ngữ văn của trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phùng Quý Nhâm, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Là loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù, văn học thu hút sự quan tâm nghiên cứu, sự tìm tòi, khám phám không chỉ với giới nghiên cứu mà rộng ra, với cả những người yêu thích và biết thưởng thức văn chương. Bước vào thế giới đa chiều văn học, mỗi người, bằng khả năng, sở trường, sự tâm đắc và niềm đam mê của mình, sẽ bàn về văn học từ những góc nhìn khác nhau, những phương diện khác nhau của một lĩnh vực vốn phong phú về đặc điểm và đa dạng trong sự biểu hiện. Việc tìm hiểu, đánh giá cái hay, cái đẹp, giá trị của một tác phẩm, một tác giả, một trào lưu văn học cần rất nhiều thời gian và công sức. Những tác giả lớn là những đài kỉ niệm sống, được xếp hàng ngang và mỗi tác phẩm hay là một nốt nhạc riêng, mang cung bậc và sức âm vang riêng, làm nên sự phong phú, đa dạng với vẻ đẹp độc đáo của khu vườn văn học. 1.2. Nền văn học ta giai đoạn từ nửa sau thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX là thời ngự trị của những đại danh hào, những giá trị cổ điển bậc nhất như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…, những tên tuổi đã làm rạng danh nền văn học nước nhà. Và giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, bên cạnh những tên tuổi như: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử…, Hoàng Cầm là một hiện tượng tiêu biểu trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Dấn thân trên bước đường kịch nghệ và thi ca, với Hoàng Cầm, đâu chỉ là cái duyên mà như là một thiên mệnh. Quả vậy, chất chứa trong hồn người thi sĩ Hoàng Cầm là niềm mê đắm khôn nguôi với đời và với thơ ca. Phất cánh diều thơ từ rất sớm, chàng thi sĩ tự nhận mình có duyên với làng quê và có nợ với thi ca ấy, trọn đời một lòng chung thủy với nàng thơ, lấy thơ làm cứu cánh, làm mục đích và lẽ sống cho mình. Tiếng thơ Hoàng Cầm không ồn ào mà khiêm nhường, lặng lẽ, sâu lắng. Giọng thơ Hoàng Cầm mượt mà, đầy sức quyến rũ, bởi hơn ai hết, nhà thơ có biệt tài trong việc khai thác chất men say của thơ và hơn thế, còn sở hữu một thế giới nội tâm sâu thẳm và chiều sâu văn hóa làng quê Việt. Thơ ông đẹp vẻ đẹp thướt tha mà dạt dào, hào sảng, óng ả, thanh cao mà ngọt ngào, lắng đọng. Bước vào thế giới ấy, người đọc sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước nét bút tài hoa mà rất đỗi nguyên khôi, một hồn thơ đặc biệt tinh tế và nhạy cảm. Vậy nên, dù gia tài văn chương thi nhân để lại cho đời không thật nhiều song những tiếng vọng từ sâu thẳm tâm can ông, qua thơ, lại có ấn tượng không nhỏ trong lòng người đọc. 1.3. Làm nên tên tuổi của Hoàng Cầm trên văn đàn, bên cạnh những sáng tác thơ còn phải nói đến những tác phẩm văn xuôi và kịch thơ nổi tiếng. Đương nhiên, chỉ với mảng sáng tạo đầy chất mộng của mình, Hoàng Cầm đã xứng đáng được xem là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Giữa mênh mông cuộc đời, tâm hồn anh minh, sâu lắng và luôn luôn rộng mở ấy, tiếng thơ tràn đầy nhiệt huyết và giàu trải nghiệm về cuộc sống ấy đã không thể lẫn vào đâu được, càng không thể phai mờ được. Tuy vậy, đời thơ nhiều tìm tòi, nhiều trăn trở Hoàng Cầm, trước nay vẫn chưa có được sự quan tâm nghiên cứu đúng mức. Sự yêu thích và niềm trân trọng của người thưởng thức đối với thi phẩm ông là không thể diễn tả hết nhưng việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ, những tiểu luận ngắn. Nhìn lại những cống hiến to lớn của Hoàng Cầm đối với nền thi ca nước nhà, sẽ thấy, rất cần thiết phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu đối với di sản thơ ca quý giá của ông, để cho, cuộc đời sáng tạo không mệt mỏi ấy được tri ân một cách đúng nghĩa. Với những lẽ trên, chúng tôi thực hiện luận văn nghiên cứu: Hồn – Tình – Hình – Nhạc trong thơ Hoàng Cầm với mong muốn phát hiện ra những điểm sáng giá trị trong thơ ông, khẳng định một lần nữa tài năng và những đóng góp nhất định của thi nhân trong dòng chảy lớn của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Điều đó, thiết nghĩ, có ý nghĩa không nhỏ đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập thơ Hoàng Cầm. 2. Mục đích nghiên cứu Ý thức được giá trị to lớn của nguồn thơ Hoàng Cầm, nhận thấy có những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đây hoặc chỉ đề cập hoặc có quan tâm khai thác, song vì lý do nào đó, đã chưa triển khai được một cách sâu sắc, chúng tôi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: