Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 104,000 VND Tải xuống file đầy đủ (104 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm đem đến một cái nhìn khái quát, sâu sắc về diện mạo thơ Nguyễn Đức Mậu. Từ đó thấy được sự vận động của thơ ông trong tiến trình thơ đồng thời khẳng định những đóng góp của tiếng thơ Nguyễn Đức Mậu đối với nền thơ Việt Nam hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách thơ Nguyễn Đức Mậu ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN LỆ THUPhong cách thơ Nguyễn Đức Mậu LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2008 Mục lụcMục lụcPhần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử vấn đề. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn. 6. Cấu trúc của luận văn.Phần nội dungChương 1: Những chặng đường thơ Nguyễn Đức Mậu 1. Nguyễn Đức Mậu – từ người chiến sĩ đến nhà thơ mặc áo lính Con người – Quê hương – Gia đình Người chiến sĩ – Nhà thơ mặc áo lính Nguyễn Đức Mậu trong phong tràothơ ca chống Mỹ. 2. Những chặng đường sáng tác Những vần thơ ra trận. 2.2. Những vần thơ đi ngược thời gian.Chương 2: Những cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Đức Mậu 1. Cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh Cảm hứng về đất nước trong những năm tháng không bình yên. Cảm hứng về con người trong chiến tranh. 2. Cảm hứng về cuộc sống trong hoà bình Dư âm chiến tranh trong cuộc sống hòa bình Cảm hứng về cuộc sống đời thường (đất nước, thiên nhiên thanh bình,những người thân yêu,…).Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Nguyễn Đức Mậu 1. Thể thơ 2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thơ 3. Phương thức chuyển nghĩa và sáng tạo hình ảnh 4. Giọng điệuPhần kết luậnThư mục tư liệu tham khảo 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vốn là thể loại thuộc phương thức trữ tình, thơ ca ra đời rất sớm tronglịch sử phát triển của nhân loại, ngay từ khi con người có nhu cầu tự biểuhiện. Cho đến nay, loài người đã có những bước phát triển vượt bậc trênnhiều lĩnh vực. Những bí ẩn của đời sống dần dần được khám phá, được lýgiải và cắt nghĩa trên tinh thần của phương pháp luận khoa học. Song khôngphải vì vậy mà những sản phẩm thuộc về giá trị tinh thần của con ngườigiảm đi sức hấp dẫn. Thơ là một địa hạt như vậy. Ra đời từ sớm và đồnghành cùng con người trong suốt hành trình dài, cho tới tận bây giờ, người tavẫn tìm thấy những nét mới, tìm thấy sự quyến rũ trong thơ, thậm chí vẫnbăn khoăn đi tìm một định nghĩa cho thơ. Bởi những gì thuộc về thơ khôngphải cao siêu, bí ẩn nhưng nó phong phú, đa dạng, nhiều biến thái và nhiềusắc màu cho nên cũng không dễ nắm bắt và không thể thoả đáng trong mộtvài câu. Nói như Giáo sư Hà Minh Đức, có thể “ví thơ với một con sôngđang chảy qua nhiều phong cảnh khác nhau với lịch sử, và mỗi thời điểm mànó đi qua đã cho con sông thơ ấy một sắc thái riêng. Nó có thể là mặt hồ yêntĩnh nơi này, mà lại là gào thét nơi khác, tuỳ theo địa hình, tuỳ theo lịch sử.Nếu là sông thì con sông thơ Việt Nam đã chảy qua quá dài thời gian, quabao địa hình khác lạ. Điều ấy giúp rất nhiều các nhà lý luận vẽ bản đồ consông nhưng không dễ, đơn giản, xuôi chiều”. [16; 13, 14]. Con sông thơ ViệtNam bắt nguồn dòng chảy bất tận của mình từ ca dao, dân ca, xuôi theochiều dài của lịch sử dân tộc. Ở mỗi chặng đường, âm hưởng của thơ cacũng có sự khác biệt. Đến thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, con sôngthơ cùng cả dân tộc hát lên những khúc tráng ca hào hùng. Chiến tranh đã qua đi, với một “độ lùi thời gian” cần thiết, thơ chốngMỹ ngày càng trở thành đối tượng hấp dẫn giới nghiên cứu và người đọc.Với âm hưởng hùng tráng, thơ chống Mỹ có sự góp mặt của nhiều thi sĩ tàinăng, tâm huyết, với nhiều tác phẩm có sức sống lâu bền cùng thời gian.Góp phần làm nên những thành tựu cả về số lượng và chất lượng, cả nộidung và nghệ thuật của thơ chống Mỹ là sự xuất hiện của những nhà thơ trẻ.Với tuổi trẻ tràn đầy lý tưởng cách mạng, vốn văn hoá, vốn sống thực tếphong phú cùng tài năng của mình, các nhà thơ lứa tuổi 20 – 30 đã đem đếncho thơ một tiếng nói khoẻ khoắn, sôi nổi, hồn nhiên và nhạy cảm, thơ đậm 2chất sống của chiến trường với sức sáng tạo và những tìm tòi nghệ thuật mớimẻ. Họ đã làm nên “một vùng sáng rất đẹp trong thơ” [18; 101]. Song song với việc nghiên cứu một giai đoạn thơ, một nền thơ, việckhảo sát, đi sâu nghiên cứu một tác giả có vai trò tiêu biểu và là hướng đicần thiết. Bởi, với những tác phẩm của mình, mỗi tác giả đã tạo nên mộtphong cách riêng, một gương mặt riêng, một dấu ấn nghệ thuật riêng biệtcủa mỗi người nghệ sĩ. Nguyễn Đức Mậu là nhà thơ xuất hiện vào thời kỳ kháng chiến chốngMỹ. Ông là một trong số những người đã viết tiếp truyền thống của cha anh,những con người “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”. Đường thơ củaông đã trải dài con đường hành quân ra mặt trận, đi hết “một thời đạn bom”oanh liệt, sôi nổi rồi trầm tư bước vào thời kỳ hoà bình. Nguyễn Đức Mậu đãtạo dựng được một phong cách riêng rõ nét và có đóng góp quan trọng chosự thành công của nền thơ thế hệ. Xuyên suốt từng trang thơ là tấm lòng thathiết, gắn bó với đất nước ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: