Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du
Số trang: 126
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.62 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích mà người viết luận văn hướng đến là cố gắng chỉ ra, hệ thống lại những biểu hiện của thế giới tâm linh trong các tác phẩm một cách rõ nét nhất, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người xưa đồng thời cho thấy văn hóa tâm linh có giá trị như thế nào trong thời đại mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- HOÀNG THỊ THANH XUÂN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG“TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DUChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 DẪN NHẬP1. Lí do chọn đề tài Giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ thể hiện quan niệm độc đáo, nghệ thuật tàihoa của tác giả mà còn ở chỗ nó mang một tầm vóc văn hóa, mang tính lịch sử và truyền thống vănhóa thời đại. Thật vậy! Lịch sử Việt Nam, đất nước Việt Nam mấy trăm năm qua đã bao phen “giódập, sóng dồi”, nhưng chừng ấy năm trôi qua mà hai viên ngọc Truyện Kiều, Văn chiêu hồn củaNguyễn Du vẫn giữ nguyên được chân giá trị của nó. Nhân dân Việt Nam yêu quí Truyện Kiềukhông chỉ vì có nàng Kiều tài sắc bị xã hội vùi dập, làm cho “ngọc nát, trâm chìm”, làm cho “hoatàn, nhị rữa”, yêu quí Văn chiêu hồn không chỉ vì đau đớn trước những mảnh đời bất hạnh, mongmanh mà vượt lên biên độ của giới hạn, Truyện Kiều và Văn chiêu hồn với nét đẹp văn hóa tâmlinh - một khía cạnh của truyền thống văn hóa Việt sẽ sống mãi trong lòng người bao thế hệ, trởthành một phần máu thịt của người dân. Thế nhưng, vẫn có ý kiền cho rằng: với Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã làm theo đơn đặt hàngcủa một ngôi chùa nào đó? Và Truyện Kiều cũng giản đơn chỉ là sự vay mượn của văn hóa TrungHoa? Nhằm tìm hiểu truyền thống văn hóa Việt trong quá trình tiếp biến văn hóa ngoại lai, nhằmgóp phần trả lời những câu hỏi trên, cũng như mong muốn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc, vốn đã được lưu truyền hàng trăm năm nay, chúng tôi chọn đề tài “Văn hóa tâm linh trongTruyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du” để làm luận văn tốt nghiệp cao học văn học ViệtNam của mình.2. Mục đích nghiên cứu Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du ra đời và vận động trong một môi trường vănhóa có những đặc trưng loại hình khác biệt. Đó là một nền văn hóa trung đại với mô hình hai thếgiới, với hệ thống giá trị, với phương thức cảm nhận và tư duy khác chúng ta ngày nay. Bên cạnhthế giới hiện hữu, người xưa hình dung ra một thế giới tâm linh với niềm tin vào sự huyền bí, nhữngđiều kì lạ siêu nhiên. Chính thế giới thứ hai này đã qui định cách nhìn, cách cảm của người xưatrong đó có tác giả Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Cho nên mục đích mà người viết luận văn hướngđến là cố gắng chỉ ra, hệ thống lại những biểu hiện của thế giới tâm linh trong các tác phẩm mộtcách rõ nét nhất, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần củangười xưa đồng thời cho thấy văn hóa tâm linh có giá trị như thế nào trong thời đại mới. Khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc tiếp thu truyền thống văn hóa Việt. Từ đógóp thêm tiếng nói lí giải về sức sống lâu bền của hai tác phẩm trong lòng dân tộc.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng khoa học luận văn nghiên cứu “Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và VănChiêu hồn của Nguyễn Du”. Phạm vi khảo sát chủ yếu căn cứ trên cơ sở những ý kiến của các bậc nghiên cứu tiền bối,chúng tôi chỉ tập trung khai thác thêm ở những vấn đề, những khiá cạnh có liên quan đến đề tài vănhóa tâm linh trong tác phẩm Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Về phạm vi tư liệu: ngày nay có quá nhiều văn bản Truyện Kiều và Văn chiêu hồn được lưuhành trên thị trường, rất khó có thể tìm được cơ sở chính xác. Do đó, để công việc nghiên cứu đượctiến hành thuận lợi, chúng tôi xin chọn văn bản Truyện Kiều và Văn chiêu hồn được in trong cuốn“Nguyễn Du toàn tập” (tập 2) do Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Lê Thu Yến và nhiều tácgiả khác biên soạn năm 1996. Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quát hơn, khi cần, luận văn có thể đềcập thêm một số tác phẩm của một số tác giả khác.4. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu “Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du” là mộtvấn đề khá thú vị nhưng cũng rất phức tạp. Bởi Truyện Kiều, Văn chiêu hồn là những tuyệt tác màhầu như mọi cây bút tầm cỡ đã khai thác, thi thố tài năng. Còn tâm linh, đời sống tâm linh lại vôcùng phong phú, phức tạp. Cho nên khảo sát đề tài này, chúng tôi tập trung vào hai phương diện:văn hóa tâm linh nói chung và một số công trình, bài báo có liên quan đến tâm linh trong TruyệnKiều, Văn chiêu hồn. 4.1. Những nghiên cứu về văn hóa tâm linh. Trong những năm gần đây, các vấn đề về văn hóa, tâm linh, mối quan hệ giữa văn hóa vớivăn học đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học nước nhà. Đúnghơn, vấn đề về văn hóa tâm linh thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thậpniên 90 đến nay. Điển hình nổi bật có thể kể đến các công trình nghiên cứu và các bài báo khoa họcsau: Công trình nghiên cứu “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng Duy xuất bản năm 2005[12]đã đề xuất khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh khá đầy đủ nhất “Tâm linh là cái linh thiêng cao cảtrong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cáithiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ýniệm”[12, tr.11]. “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sốngđời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”[12, tr.26]. Côngtrình chủ yếu viết về văn hóa tâm linh người Việt ở miền Bắc trong các lĩnh vực như: tín ngưỡngthần thánh, trời, đất, thờ mẫu, tang ma, thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo, Thiênchúa giáo. Tác giả cũng điểm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- HOÀNG THỊ THANH XUÂN VĂN HÓA TÂM LINH TRONG“TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DUChuyên ngành : Văn học Việt NamMã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 DẪN NHẬP1. Lí do chọn đề tài Giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ thể hiện quan niệm độc đáo, nghệ thuật tàihoa của tác giả mà còn ở chỗ nó mang một tầm vóc văn hóa, mang tính lịch sử và truyền thống vănhóa thời đại. Thật vậy! Lịch sử Việt Nam, đất nước Việt Nam mấy trăm năm qua đã bao phen “giódập, sóng dồi”, nhưng chừng ấy năm trôi qua mà hai viên ngọc Truyện Kiều, Văn chiêu hồn củaNguyễn Du vẫn giữ nguyên được chân giá trị của nó. Nhân dân Việt Nam yêu quí Truyện Kiềukhông chỉ vì có nàng Kiều tài sắc bị xã hội vùi dập, làm cho “ngọc nát, trâm chìm”, làm cho “hoatàn, nhị rữa”, yêu quí Văn chiêu hồn không chỉ vì đau đớn trước những mảnh đời bất hạnh, mongmanh mà vượt lên biên độ của giới hạn, Truyện Kiều và Văn chiêu hồn với nét đẹp văn hóa tâmlinh - một khía cạnh của truyền thống văn hóa Việt sẽ sống mãi trong lòng người bao thế hệ, trởthành một phần máu thịt của người dân. Thế nhưng, vẫn có ý kiền cho rằng: với Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã làm theo đơn đặt hàngcủa một ngôi chùa nào đó? Và Truyện Kiều cũng giản đơn chỉ là sự vay mượn của văn hóa TrungHoa? Nhằm tìm hiểu truyền thống văn hóa Việt trong quá trình tiếp biến văn hóa ngoại lai, nhằmgóp phần trả lời những câu hỏi trên, cũng như mong muốn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc, vốn đã được lưu truyền hàng trăm năm nay, chúng tôi chọn đề tài “Văn hóa tâm linh trongTruyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du” để làm luận văn tốt nghiệp cao học văn học ViệtNam của mình.2. Mục đích nghiên cứu Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du ra đời và vận động trong một môi trường vănhóa có những đặc trưng loại hình khác biệt. Đó là một nền văn hóa trung đại với mô hình hai thếgiới, với hệ thống giá trị, với phương thức cảm nhận và tư duy khác chúng ta ngày nay. Bên cạnhthế giới hiện hữu, người xưa hình dung ra một thế giới tâm linh với niềm tin vào sự huyền bí, nhữngđiều kì lạ siêu nhiên. Chính thế giới thứ hai này đã qui định cách nhìn, cách cảm của người xưatrong đó có tác giả Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Cho nên mục đích mà người viết luận văn hướngđến là cố gắng chỉ ra, hệ thống lại những biểu hiện của thế giới tâm linh trong các tác phẩm mộtcách rõ nét nhất, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần củangười xưa đồng thời cho thấy văn hóa tâm linh có giá trị như thế nào trong thời đại mới. Khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc tiếp thu truyền thống văn hóa Việt. Từ đógóp thêm tiếng nói lí giải về sức sống lâu bền của hai tác phẩm trong lòng dân tộc.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng khoa học luận văn nghiên cứu “Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và VănChiêu hồn của Nguyễn Du”. Phạm vi khảo sát chủ yếu căn cứ trên cơ sở những ý kiến của các bậc nghiên cứu tiền bối,chúng tôi chỉ tập trung khai thác thêm ở những vấn đề, những khiá cạnh có liên quan đến đề tài vănhóa tâm linh trong tác phẩm Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Về phạm vi tư liệu: ngày nay có quá nhiều văn bản Truyện Kiều và Văn chiêu hồn được lưuhành trên thị trường, rất khó có thể tìm được cơ sở chính xác. Do đó, để công việc nghiên cứu đượctiến hành thuận lợi, chúng tôi xin chọn văn bản Truyện Kiều và Văn chiêu hồn được in trong cuốn“Nguyễn Du toàn tập” (tập 2) do Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Lê Thu Yến và nhiều tácgiả khác biên soạn năm 1996. Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quát hơn, khi cần, luận văn có thể đềcập thêm một số tác phẩm của một số tác giả khác.4. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu “Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du” là mộtvấn đề khá thú vị nhưng cũng rất phức tạp. Bởi Truyện Kiều, Văn chiêu hồn là những tuyệt tác màhầu như mọi cây bút tầm cỡ đã khai thác, thi thố tài năng. Còn tâm linh, đời sống tâm linh lại vôcùng phong phú, phức tạp. Cho nên khảo sát đề tài này, chúng tôi tập trung vào hai phương diện:văn hóa tâm linh nói chung và một số công trình, bài báo có liên quan đến tâm linh trong TruyệnKiều, Văn chiêu hồn. 4.1. Những nghiên cứu về văn hóa tâm linh. Trong những năm gần đây, các vấn đề về văn hóa, tâm linh, mối quan hệ giữa văn hóa vớivăn học đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học nước nhà. Đúnghơn, vấn đề về văn hóa tâm linh thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thậpniên 90 đến nay. Điển hình nổi bật có thể kể đến các công trình nghiên cứu và các bài báo khoa họcsau: Công trình nghiên cứu “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng Duy xuất bản năm 2005[12]đã đề xuất khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh khá đầy đủ nhất “Tâm linh là cái linh thiêng cao cảtrong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cáithiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ýniệm”[12, tr.11]. “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sốngđời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”[12, tr.26]. Côngtrình chủ yếu viết về văn hóa tâm linh người Việt ở miền Bắc trong các lĩnh vực như: tín ngưỡngthần thánh, trời, đất, thờ mẫu, tang ma, thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo, Thiênchúa giáo. Tác giả cũng điểm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Luận văn Thạc sĩ Văn học Văn học Việt Nam Văn hóa tâm linh Truyện Kiều Văn chiêu hồnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 364 5 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 339 8 0 -
97 trang 327 0 0
-
97 trang 308 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 300 0 0 -
155 trang 278 0 0
-
115 trang 268 0 0
-
64 trang 262 0 0
-
26 trang 259 0 0