Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của luận văn Thạc sĩ Vật lí: Hiện tượng truyền năng lượng cộng hưởng trong một hệ trụ là nhằm xem xét ảnh hưởng của cộng hưởng sóng dẫn (guided waves) lên hiệu ứng truyền năng lượng trong một khối trụ; sự phụ thuộc của tốc độ truyền năng lượng (tăng hoặc giảm) vào các yếu tố như khoảng cách giữa các phân tử, hàm điện môi, bán kính của hình trụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Vật lí: Hiện tượng truyền năng lượng cộng hưởng trong một hệ trụ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Diên ThôngHIỆN TƯỢNG TRUYỀN NĂNG LƯỢNGCỘNG HƯỞNG TRONG MỘT HỆ TRỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÍ Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Diên ThôngHIỆN TƯỢNG TRUYỀN NĂNG LƯỢNGCỘNG HƯỞNG TRONG MỘT HỆ TRỤChuyên ngành: Vật lí nguyên tửMã số: 60 44 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HỒ TRUNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi,các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trungthực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từngđược công bố trong bất kỳ công trình nào khác. 1 LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn TS Hồ TrungDũng. Thầy đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luậnvăn. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cám ơn của mình tới toàn thể các Thầy cô giáo trong khoaVật lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập tại khoa. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các Thầy cô ở Viện Vật lý Thành phố Hồ Chí Minh đãgiúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn. Đồng thời, tôi xin cảm ơn các bạn trong lớp Vật lý nguyên tử khóa 22 đã nhiệt tình giúpđỡ tôi trong quá trình học tập tại lớp. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thànhtốt quá trình học tập. TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2013 Học viên Phạm Diên Thông 2 MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. 2MỤC LỤC .................................................................................................................... 3MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................4 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................5CHƯƠNG 1: TRUYỀN NĂNG LƯỢNG CỘNG HƯỞNG TRONG MÔITRƯỜNG CÓ PHÂN TÁN VÀ HẤP THỤ .............................................................. 7 1.1. Lượng tử hóa trường điện từ trong môi trường có phân tán và hấp thụ. ..............7 1.2. Tốc độ truyền năng lượng ...........................................................................................9CHƯƠNG 2: HÀM GREEN CHO KHỐI TRỤ ĐIỆN MÔI VÔ HẠN ............... 13 2.1. Hàm Green cho khối trụ vô hạn ...............................................................................13 2.2. Các hệ số phản xạ.......................................................................................................15CHƯƠNG 3: TỐC ĐỘ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI HỆ TRỤ HAI LỚP17 3.1. Công thức tường minh cho tốc độ truyền năng lượng ...........................................17 3.1.1. Hai phân tử cùng đặt trên đường thẳng song song với trục Oz bên ngoài khối trụ.18 3.1.2. Các phân tử đặt vòng quanh khối trụ nằm trong mặt phẳng Oxy. ......................... 20 3.1.3. Các phân tử nằm trên đường thẳng vuông góc với trục Oz................................... 21 3.2. Các cực của hàm Green.............................................................................................22 3.3. Phương pháp lấy tích phân .......................................................................................24CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 27 4.1. Các phân tử nằm trong mặt phẳng Oxy ..................................................................27 4.2. Các phân tử nằm trên đường thẳng song song với trục Oz. ..................................30KẾT LUẬN ................................................................................................................ 34TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 35PHỤ LỤC ................................................................................................................... 37 3 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Vấn đề truyền năng lượng giữa hai nguyên tử hoặc phân tử là một vấn đề rất được quantâm đối với vật lý học cũng như các ngành khoa học hiện đại. Sự truyền năng lượng cộnghưởng (resonance energy transfer-RET) giữa hai nguyên tử hoặc phân tử là một trong cáccơ chế chính mà thông qua đó ta có thể kích thích hệ nguyên tử hoặc phân tử. Nó đóng mộtvai trò quan trọng trong sinh học (quang hợp), quang tử nano (LEDs, nano laser), máy tínhlượng tử [13]. Do đó việc nghiên cứu cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến RET đã được rấtnhiều nhà khoa học quan tâm. Bắt đầu từ n ...