Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Nghiên cứu thiết kế Howitzer nước cho nguồn 252Cf và 241Am-Be bằng chương trình MCNP

Số trang: 57      Loại file: pdf      Dung lượng: 672.25 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Nghiên cứu thiết kế Howitzer nước cho nguồn 252Cf và 241Am-Be bằng chương trình MCNP

Mô tả cơ bản về tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Nghiên cứu thiết kế Howitzer nước cho nguồn 252Cf và 241Am-Be bằng chương trình MCNP dưới đây giới thiệu tới các bạn về tổng quan lý thuyết; phương pháp mô phỏng Monte-Carlo và chương trình MCNP; tính toán cấu hình cho Howitzer.

Nội dung trích xuất từ tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Nghiên cứu thiết kế Howitzer nước cho nguồn 252Cf và 241Am-Be bằng chương trình MCNP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG TRƯỜNG SƠN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HOWITZER NƯỚC CHO NGUỒN 252Cf VÀ 241Am-Be BẰNG CHƯƠNG TRÌNH MCNP Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao Mã số : 60 44 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN VĂN HOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động viên của gia đình và bè bạn. Xin cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành của mình đến: Thầy TS. Nguyễn Văn Hoa, người Thầy hướng dẫn cho luận văn của tôi. Không chỉ hướng về mặt khoa học, thầy còn luôn động viên, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Quý Thầy Cô trong Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt để tôi có thể thực hiện việc nghiên cứu khoa học phục vụ cho luận văn này. Thầy TS. Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm đào tạo – Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Đạt, đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều để giúp đỡ cho tôi trong những đợt làm việc tại Trung tâm Đào tạo. Mặc dù công việc quản lý của Thầy rất bận nhưng Thầy vẫn dành thời gian để giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên bổ ích là bước ngoặt lớn trong quá trình thực hiện luận văn này. Một lần nữa cho tôi được nói lời tri ân sâu sắc đến quý Thầy Cô, những người đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 08 năm 2010 Trương Trường Sơn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh 1 ACTL Thư viện kích hoạt từ ACTL Livemore 2 ENDF Thư viện các số liệu hạt Evaluated Nuclear nhân ENDF Data File 3 FOM Thông số đánh giá độ tin cậy Figure Of Merit của phương pháp Monte Carlo 4 ITP Chương trình đào tạo giảng Instructor Training viên Program 5 MCNP Monte-Carlo neutron- photon 6 NJOY Mã định dạng các thư viện số liệu hạt nhân trong MCNP 7 NTC/KAERI Trung tâm đào tạo/Viện nghiên cứu hạt nhân Hàn Quốc 8 NuTEC/JAEA Trung tâm đào tạo/Viện nghiên cứu hạt nhân Nhật Bản 9 Viện KHKTHN Hà Viện Khoa học kỹ thuật hạt Nội nhân Hà Nội 10 Viện KH-CN Viện Khoa học – Công nghệ 11 Viện NCHN Viện Nghiên cứu hạt nhân MỞ ĐẦU Trên thế giới, để phục vụ các nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực vật lý neutron và vật lý lò phản ứng, các Trường đại học (Đại học công nghệ Tokyo, Nhật Bản; Đại học MIT, Mỹ; Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc, v.v.), Trung tâm đào tạo thuộc các Viện nghiên cứu (như NuTEC/JAEA, Nhật Bản; NTC/KAERI, Hàn Quốc, v.v.) đều có các phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị thực hành để để học viên có thể tiến hành đo đạc các đặc trưng vật lý neutron như: đo phổ và thông lượng neutron, độ dài làm chậm và khuếch tán neutron, kích hoạt mẫu trên nguồn neutron đồng vị, định liều neutron và thực hiện các tính toán mô phỏng. Ở NuTEC/JAEA, Nhật Bản có phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị để nghiên cứu, họ đã tiến hành đo đạc thực nghiệm các đặc trưng làm chậm và khuyếch tán neutron trong môi trường graphite và môi trường nước sử dụng các nguồn neutron đồng vị như 252Cf và 241Am-Be. Các kết quả được công bố trong tài liệu [1], [2]. Vừa qua (năm 2006-2009), một số cán bộ của Viện NCHN Đà Lạt đã sang NuTEC/JAEA, Nhật Bản thực tập và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm này theo Chương trình đào tạo giảng viên ITP (Instructor Training Program). Với mỗi phòng thí nghiệm, tùy theo thiết bị đo và nguồn neutron sử dụng mà có những tính toán, thiết kế không gian làm việc và phép đo đạc thực nghiệm khác nhau nhằm phục vụ tốt nhất công tác huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu cho các đối tượng học viên khác nhau (sinh viên, học viên cao học, thực tập sinh, v.v.) cũng như đảm bảo các vấn đề về an toàn bức xạ. Các phòng thí nghiệm này bắt buộc phải có trong mỗi cơ sở đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực hạt nhân nói chung và điện hạt nhân nói riêng. Ở nước ta, có một số cơ sở nghiên cứu (như Viện KHKTHN Hà Nội, Viện Vật lý thuộc Viện KH- CN Việt Nam) đã có một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về các đặc trưng neutron nhưng còn rời rạc, nhỏ lẻ, chưa có hẳn phòng thí nghiệm độc lập nào để phục vụ công tác huấn luyện và đào tạo, mà chỉ thực hiện một số thí nghiệm như đo thông lượng neutron, phân tích kích hoạt neutron cho các khóa luận tốt nghiệp hay thực tập của học viên. Viện NCHN Đà Lạt là cơ sở nghiên cứu duy nhất có Lò phản ứng nghiên cứu IVV-9 với công suất danh định 500 kW phục vụ rất tốt cho công tác huấn luyện, đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực vật lý hạt nhân thực nghiệm nói chung, đặc biệt là lĩnh vực vật lý neutron và vật lý lò phản ứng nói riêng. Tuy nhiên, để chuẩn hóa công tác huấn luyện và đào tạo trong lĩnh vực này như ở c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: