Danh mục

Luận văn: Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 675.95 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, đều thực hiện chính sách kinh tế thị trường mở cửa. Chính điều này đã tạo cho quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, giao lưu vốn đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời tác động trực tiếp vào nền kinh tế của mỗi nước. Từ đó, kinh tế đối ngoại dần dần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Luận vănThặng dư và thâm hụt cán cânthanh toán quốc tế - Các biệnpháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giớitrong đó có Việt Nam, đều thực hiện chính sách kinh tế thị trường mở cửa. Chínhđiều này đã tạo cho quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, giao lưu vốn đầu tưvà hợp tác kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời tác động trực tiếp vào nền kinhtế của mỗi nước. Từ đó, kinh tế đối ngoại dần dần đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nócòn có những tác động xấu đến nền kinh tế trong nước. Chính vì vậy, vấn đề quảnlý kinh tế đối ngoại trở nên vô cùng quan trọng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triểnvững mạnh và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra. Để có thể đề ra các chính sách quản lý kinh tế đối ngoại, các chính sách pháttriển kinh tế có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách luôn quan tâm đặc biệtđến những diễn biến trong các cân thanh toán quốc tế vì nó phản ánh toàn bộ hoạtđộng kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, đểlập được một bảng cán cân thanh toán đầy đủ, chính xác và kịp thời là một việckhó khăn do phạm vi thu nhập số liệu khá rộng. Mặc dù số liệu cán cân thanh toánđược thu thập bằng các phương pháp và kỹ thuật mẫu đáng tin cậy, nhưng donguồn cung cấp thông tin quá đa dạng nên số liệu thống kê cuối cùng chỉ là con sốước tính về giá trị cán cân thanh toán quốc tế thực. Đồng thời để có thể phân tích,đánh giá được những diễn biến trong cán cân thanh toán và đưa ra các biện phápđiều chỉnh cán cân thanh toán có hiệu quả cũng là một việc rất khó. Thêm vào đó,đối với Việt Nam, việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế mới chỉ chính thức bắtđầu từ năm 1990 cho nên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phân tích và điều chỉnhcán cân thanh toán. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự nghiên cứumột cách sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn trong việc thiết lập, phân tích và điềuchỉnh cán cân thanh toán quốc tế, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợpvới mục tiêu và hoàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở những kiến thức lý luận đ ược học tại Học viện Ngân hàng cũngnhư qua nghiên cứu tài liệu về cán cân thanh toán quốc tế, em xin mạnh dạn chọnđề tài: “Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện phápđiều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho khoá luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Phân tích cơ sở lý luận của việc xác định thặng dư hay thâm hụt cán cân thanhtoán quốc tế và việc điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. - Phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh tại ViệtNam trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. - Trên cơ sở các phân tích trên đề ra các biện pháp điều chỉnh các cân thanhtoán quốc tế của Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn trongviệc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế, xác định thặng dư hay thâm hụt cán cânthanh toán quốc tế và các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của ViệtNam trong giai đoạn hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:+ Về mặt lý thuyết: Phân tích cơ sở lý luận của việc xây dựng cán cân thanh toánquốc tế, tình trạng thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế và các cơ chếđiều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.+ Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Namtrong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh cán cânthanh toán quốc tế thích hợp đảm bảo sự phát triển cân đối cả b ên trong và bênngoài của nền kinh tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp nhữngkết quả thống kê với vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luậnbao gồm 3 chương:Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cán cân thanh toán quốc tế và điều chỉnhChương 2: Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh tại Việt NamChương 3: Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Namtrong giai đoạn hiện nay. Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để đạt được kết quả nghiên cứu như đã trìnhbày, song do trình độ có hạn và thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không thểtránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô vàcác bạn để khoá luận được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Em cũng xin cảm ơngiáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và các thầy cô giáo trong khoaTiền tệ – Tín dụng Quốc tế đã giúp đỡ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: