Luận văn Thi pháp truyện ngắn Thế Lữ , với thể loại truyện ngắn, tuy Thế Lữ sáng tác không nhiều, nhưng ông cũng thực sự đã có những đóng góp đáng kể cho văn học lúc bấy giờ. Nghiên cứu thi pháp truyện ngắn Thế Lữ là một vấn đề hết sức mới mẻ. Tài liệu tham khảo dành cho các bạn nghiên cứu và hoàn thành tốt bài báo cáo của mình hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Thi pháp truyện ngắn Thế Lữ 1 * MỞ ĐẦU1. Mục đích, ý nghĩa đề tài Nói đến Thế Lữ, trước tiên là nói đến một nhà thơ tài danh, người góp phầnlớn mở đầu phong trào Thơ Mới (1932 – 1945), cũng là nhà thơ tiêu biểu nh ất c ủaThơ Mới buổi đầu. Ông còn là một nhà báo, dịch giả và nổi bật là nhà ho ạt đ ộng sânkhấu xuất sắc, có đóng góp trong vi ệc đưa nghệ thu ật bi ểu di ễn k ịch nói n ước nhàtrở thành chuyên nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Không chỉ là người đặt nền móng vững vàng cho Thơ Mới, Thế Lữ còn là câybút tài hoa, người mở đầu cho một số thể loại văn xuôi nghệ thuật như truyện trinhthám, truyện kinh dị, truyện khoa học. Ông là một trong số ít những nhà văn đ ầu tiêngóp phần vào quá trình hiện đại hoá văn học bằng sáng tác lo ại truyện trinh thám vàkinh dị, với kỹ thuật viết truyện riêng, một lối vi ết mới c ủa văn xuôi Vi ệt Nam1930-1945 nói chung và trong Tự lực văn đoàn nói riêng. Sự thay đổi về thể loại cũng đồng thời kéo theo cả sự thay đổi về thế gi ớinghệ thuật trong sáng tác của ông. Nếu ở Thơ Mới, Thế Lữ thích ngao du trên cõitiên, thì ở truyện trinh thám ông thích mạo hiểm vào cõi đời và ở truyện ly kỳ rùngrợn, ông lại thích phiêu lưu vào cõi âm. Dường như ở địa hạt nào, Th ế Lữ cũng th ểhiện rất rõ tài năng nghệ thuật của mình. Có thể nói, với tư cách là người mở đầu cho Thơ Mới, Thế Lữ có vị trí quantrọng không thể thay thế được trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945. Với thể loại truyện ngắn, tuy Thế Lữ sáng tác không nhiều, nhưng ông cũngthực sự đã có những đóng góp đáng kể cho văn học lúc bấy gi ờ. Nghiên c ứu thi pháptruyện ngắn Thế Lữ là một vấn đề hết sức mới m ẻ. Thi pháp là m ỹ h ọc c ủa ngh ệthuật ngôn từ, hay nói đúng hơn là cái đẹp của nghệ thuật văn chương, nghĩa là toànbộ những yếu tố cấu thành hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học. Đã cónhiều nhà nghiên cứu đề cập đến thơ của Thế Lữ, nhưng đề c ập đến thi pháptruyện ngắn của ông thì chưa có một công trình nào đi sâu và có tính hệ thống. Chúngtôi chọn đề tài: “Thi pháp truyện ngắn Thế Lữ” với mong mu ốn góp m ột ph ần vàoviệc tìm hiểu những yếu tố cấu thành hệ thống nghệ thuật trong sáng tác của ông.Từ đó khẳng định vị trí và những đóng góp của Thế Lữ trong văn học Vi ệt Nam hiệnđại.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề -1- 2 Thế Lữ, ngôi sao rực rỡ nhất của phong trào Thơ Mới thời kỳ đầu, cũng làcây bút văn xuôi đặc sắc. Ông được biết đến trước hết ở thể loại truyện kinh dị vàtruyện trinh thám. Có thể nói, Thế Lữ là cây bút đa tài, là m ột nhà th ơ-nhà văn su ốtđời say mê vì nghệ thuật. Đối với truyện ngắn Thế Lữ, lâu nay đã có m ột số công trình nghiên c ứu trênnhiều phương diện khác nhau. Tìm hiểu văn chương của Thế Lữ, nhà biên khảo VũNgọc Phan khi thực hiện bộ sách Nhà văn hiện đại đã ghi nhận công lao của Thế Lữtrong việc mở đường cho truyện kinh dị, truyện trinh thám ở Vi ệt Nam. Đ ặc bi ệttrong bài viết Một tiểu thuyết gia có biệt tài , Vũ Ngọc Phan đã nhận định: “Trong thica, Thế Lữ có những tình yêu về lý tưởng, ông muốn tìm lên thiên đường để làm bạnvới tiên; còn trong tiểu thuyết, Thế Lữ muốn xuống âm phủ để ở gần với quỷ” [26,tr.70]. Chúng ta còn tìm thấy ý kiến đánh giá về truyện ngắn Thế Lữ trong Lời giớithiệu tuyển tập Thế Lữ của Lê Đình Kỵ : “Loạt sáng tác này cho ta thấy một Thế Lữcó tài quan sát, có óc phân tích sắc bén, có trí tưởng tượng d ồi dào, cho nên dù ít đ ềcập đến vấn đề gì quan trọng về xã hội và nhân sinh, nó vẫn được đón nhận và tìmđọc một cách thích thú. Cho đến nay, trong lịch sử văn học Vi ệt Nam, không th ấy cótên tuổi nào đáng được xếp bên cạnh Thế Lữ trong loại sáng tác khá đ ộc đáo này”[14, tr. 21]. Thật vậy, Thế Lữ không những là người mở đầu cho phong trào Th ơMới mà còn là người mở đầu truyện kinh dị, truyện trinh thám ở Việt Nam. Cũng trong bài viết Đọc văn xuôi nghệ thuật của Thế Lữ, Lê Đình Kỵ cũngđã đề cập đến phong cách truyện ngắn của Thế Lữ. Đó là những “truyện l ạ” theokiểu Edgar Poe vừa mang đậm chủ nghĩa duy lý, vừa ly kỳ, rùng rợn. Đánh giá về văn xuôi Thế Lữ trong Tự lực văn đoàn, trong cuốn Việt Nam vănhọc sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: “Về thể văn tiểu thuyết trong các truyệndài Vàng và máu hoặc Bên đường Thiên Lôi, ông thường công kích những điều mê tíndị đoan. Muốn đạt chủ đích ấy ông đặt những câu chuyện có vẻ rất rùng rợn làm chongười đọc ghê sợ, rồi đến đoạn kết ông đem các lẽ khoa học mà gi ải thích các vi ệcđã xảy ra một cách đơn giản và tự nhiên” [10, tr. 469] . Nhận xét về truyện ngắn Thế Lữ, trong bài viết Những đóng góp của Thế Lữvề truyện ngắn, Nguyễn Thành đã viết: Nhìn chung, nghệ thuật viết truyện trinhthám, truyện kinh dị của Thế Lữ khá chặt chẽ, hấp dẫn. Ông th ường m ở đầu b ằng ...