Danh mục

LUẬN VĂN: Thực tiễn áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế

Số trang: 118      Loại file: pdf      Dung lượng: 897.23 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 118,000 VND Tải xuống file đầy đủ (118 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lao động có ích của mỗi người là nguồn gốc tạo ra của cải xã hội. Song để biến lao động thành một hoạt động tự giác, phát huy được tính năng động, sáng tạo của người lao động thì xã hội phải quan tâm tới lợi ích của họ. Chính vì thế chế định quyền sở hữu nói chung và chế định quyền thừa kế nói riêng ra đời là một trong những phương thức pháp lý cần thiết để bảo toàn và gia tăng tích lũy của cải trong xã hội. Về mặt tâm lý cá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Thực tiễn áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế LUẬN VĂN: Thực tiễn áp dụng pháp luật và phươnghướng hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động có ích của mỗi người là nguồn gốc tạo ra của cải xã hội. Song để biến laođộng thành một hoạt động tự giác, phát huy được tính năng động, sáng tạo của người laođộng thì xã hội phải quan tâm tới lợi ích của họ. Chính vì thế chế định quyền sở hữu nóichung và chế định quyền thừa kế nói riêng ra đời là một trong những phương thức pháp lýcần thiết để bảo toàn và gia tăng tích lũy của cải trong xã hội. Về mặt tâm lý cá nhânkhông chỉ muốn mình có quyền năng đối với khối tài sản của mình khi còn sống, mà cònmuốn chi phối nó ngay cả khi đã chết. Vì vậy, Nhà nước đã công nhận quyền thừa kế củacá nhân đối với tài sản, coi thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu. Điềunày không chỉ có tác dụng kích thích tính tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng mà còn tạođộng lực phát triển lòng say mê, kích thích sự quản lý năng động của mỗi con người, tạo rasự thi đua thầm lặng của mỗi cá nhân nhằm nhân khối tài sản của mình lên bằng sức lực vàkhả năng sáng tạo mà họ có. Khi họ chết, các tài sản của họ để lại sẽ trở thành di sản và đ-ược phân chia cho các thế hệ con cháu. Và nếu như con cháu chính là sự hóa thân của ôngbà, bố mẹ, là sự kéo dài nhân thân của mỗi người thì sự chuyển dịch di sản theo chế địnhthừa kế chính là sự nối tiếp về quyền sở hữu. Vì vậy, một người coi là đã chết nhưng chếtchưa hẳn là đã chấm dứt mà một phần con người đó còn hiện hữu, tồn tại trong con cháu,trong những di sản mà họ để lại. Pháp luật công nhận quyền thừa kế của cá nhân đã đápứng một phần mong mỏi của con người là tồn tại mãi mãi. Chính vì thế, pháp luật thừa kếtrên thế giới nói chung và pháp luật thừa kế ở Việt Nam nói riêng đã không ngừng pháttriển và hoàn thiện. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự (BLDS)chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, tạo lập hành lang pháp lý cho các cá nhân khi thực hiệnquyền thừa kế. Được quy định tại phần thứ tư, bao gồm 4 chương, 56 điều, từ Điều 631đến Điều 687 của BLDS năm 2005 chế định thừa kế đã tạo chuẩn mực pháp lý cho cáchứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ thừa kế, góp phần làm lành mạnh hóa cácquan hệ xã hội. Chế định quyền thừa kế trong BLDS đã kết tinh những thành tựu của khoahọc pháp lý nhân loại góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huynhững phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp đã ăn sâu vào tiềm thức và lưu truyền quabao đời của dân tộc Việt Nam. Hiện nay các tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày càng gia tăng và trở nênphức tạp hơn. Sự nhận thức không đầy đủ về pháp luật của cá nhân, sự áp dụng pháp luậtkhông thống nhất giữa các cấp Tòa án là những yếu tố làm cho các vụ kiện gặp nhiều khókhăn, thời gian giải quyết kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến truyền thống đạo đức tốt đẹpvốn có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, một trong những khó khăn vướng mắclớn khi áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp thừa kế chính là vấnđề xác định sao cho đúng về diện và hàng thừa kế. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, phân tích, kiến nghị để làm sáng tỏ một sốvấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật là một đòi hỏitất yếu, khách quan cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế. 2. Tình hình nghiên cứu Do tầm quan trọng của vấn đề thừa kế nên nội dung này đã được rất nhiều nhàkhoa học pháp lý quan tâm, nghiên cứu. Tiến sĩ Phùng Trung Tập đã giới thiệu với bạnđọc tác phẩm Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 từ trước đếnnay; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện là tác giả của cuốn Bình luận khoa học về thừa kế trongBộ luật dân sự Việt Nam; Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thanh - Trần Hữu Biền có tácphẩm Hỏi đáp về pháp luật thừa kế. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết về đề tài này đượcđăng tải trên các sách báo, tạp chí. Đặc biệt hơn, còn có rất nhiều các cử nhân, học viênchọn nội dung này làm đề tài cho các luận văn tốt nghiệp của mình. Tất cả các công trình nghiên cứu trên có phạm vi rộng, mang tính toàn diện, baoquát cả chế định pháp luật về thừa kế, và đưa ra những kiến nghị để ngày càng hoàn thiệnhơn hệ thống pháp luật về thừa kế. Riêng với đề tài Diện và hàng thừa kế theo pháp luậtdân sự Việt Nam , tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung, bản chất củadiện và hàng thừa kế được quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, trên cơ sở đóđưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn những quy địnhvề nội dung này trong luật. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu c ...

Tài liệu được xem nhiều: