Danh mục

LUẬN VĂN: Thực trạng cũng như những mặt được và chưa được của chương trình cổ phần hóa

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.21 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại hội VI (năm 1986), tiếp đó là các Đại hội VII và VIII của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới về kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống doang nghiệp Nhà nước (DNNN) là khâu đột phá. Trong 10 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương đã ban hành trên 200 văn bản về sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các DNNN. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Thực trạng cũng như những mặt được và chưa được của chương trình cổ phần hóa LUẬN VĂN:Thực trạng cũng như những mặtđược và chưa được của chương trình cổ phần hóa Lời nói đầu Đại hội VI (năm 1986), tiếp đó là các Đại hội VII và VIII của Đảng đã đề ra đườnglối đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới về kinh tế là nhiệm vụ trọngtâm và đổi mới hệ thống doang nghiệp Nhà nước (DNNN) là khâu đột phá. Trong 10 nămqua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ươngđã ban hành trên 200 văn bản về sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các DNNN. Đếnnay hệ thống DNNN đã được sắp xếp lại một bước khá căn bản, đã giảm quá nửa số doanhnghiệp (những doanh nghiệp nhỏ bé và yếu kém) và số doanh nhiệp còn lại được củng cốmột bước, cơ chế quản lý mới được hình thành, ngày càng hoàn thiện giúp các DN chuyểnđổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở,hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế.Trước những yêu cầu to lớn của CNH, HĐH đất nước và cạnh tranh trên thị trường ngàycàng gay gắt, cần tiếp tục đổi mới các DNNN. Công việc này gồm hai nội dung lớn: sắpxếp lại các doanh nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý. Trong đó Cổ phần hoá (CPH) một bộphận DNNN là một trong 4 nội dung đổi mới quản lý DNNN. Hiện nay nó được coi là mộtchủ trương quan trọmg của Đảng và Nhà nước trong việc huy động vốn của mọi tầng lớpvà nâng cao tính tự, lực tự giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người trực tiếpgắn lợi ích của mình với lợi ích của DN. Thông qua đó từng bước cải thiện quan hệ sảnxuất phù hợp với sự thay đổi của lực lượng sản xuất trong công cuộc CNH, HĐH đất nước,từng bước đưa nền kinh tế nước nhà đi lên tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nướctrong khu vực và trên thế giới. Chương trình CPH đã được triển khai từ giữa năm 1992, theo tinh thần của Quyết định202/CT-HĐBT về “thí điểm chuyển một số doanh nghiệp thành Công ty cổ phần” (ngày08/06/1992). Cho đến nay, những thành công mà chương trình CPH mang lại không phải là ítnhưng vẫn tồn tại những bất cập cần kịp thời nhìn nhận và tháo gỡ. Trong khuân khổ bài viếtnày chúng ta hãy cùng xem xét thực trạng cũng như những mặt được và chưa được củachương trình CPH ở nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp cho thờigian sắp tới. Nội dung Phần 1: Một số vấn đề lý luận về Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước1.1. Sự ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần trong Chủ nghĩa tư bản Ngày nay trên thế giới khái niệm Công ty cổ phần không có gì là mới mẻ, nhưng ởViệt nam không phải ai cũng hiểu thấu đáo được thế nào là một Công ty cổ phần. Để gópphần làm sáng rõ khái niệm này chúng ta hãy cùng điểm qua vài nét về sự ra đời và pháttriển của Công ty cổ phần trong CNTB. Hình thái sơ khai của Công ty cổ phần là doanh nghiệp có một chủ sở hữu tư nhânđộc lập. Đây là hình thái phổ biến thống trị trong nền sản xuất hàng hoá nhỏ và trong giaiđoạn đầu của CNTB cạnh tranh tự do. ở đó, sở hữu của người chủ tư nhân được duy trì vàphát triển bằng lao động của bản thân hoặc thuê mướn với vốn liếng sẵn có và sự tính toáncủa người chủ sở hữu trên cơ sở những đòi hỏi của thị trường. Mục đích phương thức kinhdoang của những người sản xuất hàng hoá nhỏ chỉ là sự duy trì và bảo toòn mối quan hệcủa họ đối với tư liệu sản xuất như người chủ sở hữu. Phương thức này có đặc điểm ngườisử hữu đồng thời là người lao động và người đó chỉ có thể làm giàu bằng lao động củachính mình. Do vậy, sự phát triển sản xuất có được rất chậm chạp, quy mô mở rộng từ từtuỳ theo sự phát triển của thị trường của từng địa phương và khu vực. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, lưu thông tiền tệ cũngngày càng phát triển cho phép đẩy nhanh và mở rộng quá trình trao đổi thanh toán cũngnhư tích trữ tiền tệ như là hình thái và mục đích tự thân của sự vận động sở hữu và điều đógóp phần làm thay đổi dần dần bản chất của phương thức kinh doanh này. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa thì sự phân công lao động xã hộingày càng sâu sắc làm cho mối quan hệ giữa những người sản xuất ngày càng phụ thuộcvào nhau. Trình độ phân công lao động xã hội phản ánh trình độ xã hội hoá sản xuất, do đókhi sự xã hội hoá sản xuất càng cao thì nhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá để duy trìquyền chiếm hữu đối với tư liệu sản xuất, đặc biệt là những người sản xuất nhỏ ngày cànglớn. Vì vậy, mặc dù tư bản thương nghiệp đã ra đời trước CNTB nhưng phải đến CNTB nómới phát triển mạnh mẽ với tư cách là để phục vụ cho quá trình lưu thông. Tư bản thươngnghiệp từ chỗ là trung gian môi giới giữa những người sản xuất nhỏ và thị trường đã xâmnhập vào toàn bộ sản xuất, bắt nó phục vụ cho mục đích tư bản. ...

Tài liệu được xem nhiều: