Danh mục

LUẬN VĂN: Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 676.78 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội của các đất nước. Thông qua các hoạt động du lịch con người thoả mãn nhu cầu hài hoà cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động du lịch Việt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì LUẬN VĂN:Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, mộthoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầukhông thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội của các đất nước. Thông qua các hoạtđộng du lịch con người thoả mãn nhu cầu hài hoà cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đódu lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nhờ những chính sách đổi mới vàsự quan tâm trợ giúp của quốc tế tạo nên sự phát triển vượt bậc. Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng thúc đẩy sựphát triển của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Quá trình này một mặ đã làm chođời sống của người dân được cải thiện, nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không nhỏ đến điềukiện sống của con người, ô nhiễm môi trương, sức ép từ công việc, điều kiện sống. Ngườidân có xu hướng tìm đến những nơi có môi trường tự nhiên trong lành, có cảnh quan yêntĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ, lễ, Tết, nhất là những ngày nghỉcuối tuần. Khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về tàinguyên và nguồn khách để phát triển du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội và các khulân cận. Các khu du lịch tiêu biểu là: Vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô,Khoang Xanh - Suối Tiên, Ao Vua... nơi có sự kết hợp của khí hậu trong lành, mát mẻ,cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thảm động thực vật phong phú và các yếu tố nhân vănkhác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động nghỉ ngơi du lịch cuối tuần. Tuy nhiên, trong thời gian qua lượng khách đến khu Sơn Tây - Ba Vì còn hạn chế,chưa xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Để có thể tăng cường thu hút khách tới SơnTây - Ba Vì, đề tài đã tập trung vào nghiên cứu một số giải pháp Marketing - Mix. II. Mục đích của đề tài - Phân tích đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vựcthị xã Sơn Tây - Ba Vì. - Bước đầu đưa ra các giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch cuốituần ở khu vực này. III. Bố cục của khoá luận Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm ba chương: Chương I: Khái quát về du lịch cuối tuần và các yếu tố Marketing - Mix. Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần thực trạng chính sách Marketing- Mix nhằm thu hút khách đến. Chương III: Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách ở thị xã SơnTây - Ba Vì. Chương I Khái quát vài nét về du lịch cuối tuần Và CáC YếU Tố MARKETING - MIX 1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch 1.1.1 Khái niệm Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Sốlượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyêntrên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch một vùng hayquốc gia. Một lãnh thổ có nhiều tài nguyên du lịch sẽ có sức hấp dẫn khách du lịch lớnvà mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút khách du lịch càngmạnh. Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyêndu lịch ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyênmôn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của các hoạt động dịch vụ. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnhquan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn, có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch vàthoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Ta có thể rút ra khái niệm về tài nguyên du lịch như sau: “Tài nguyên du lịch làtổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phụcvà phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ thoảmãn các nhu cầu theo mục đích chuyến đi, những tài nguyên này được sử dụng cho nhucầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch“. Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng. Đối với du lịch chữabệnh, người ta thường quan tâm tới nguồn nước khoáng và bùn chữa bệnh, thời tiết và khíhậu tốt có tác dụng cho việc chữa bệnh. Du lịch bồi dưỡng sức khỏe được phát triển trêncơ sở những thời kỳ khí hậu thích hợp, nguồn nước thực vật, địa hình thuận lợi và cácthành phần khác của cảnh quan góp phần bồi bổ sức khỏe. Có ý nghĩa quan trọng trong dulịch thể thao và theo lộ trình là đặc điểm của lãnh thổ như khả năng vượt chướng ngại vàsự tồn tại của các vật chướng ngại (ghềnh, đèo, sông, suối), vùng có ít dân và cách xanhau. Đối tượng của du lịch tham quan lại là những danh lam thắng cảnh văn hóa - lịch sửvà tự nhiên, các mục tiêu kinh tế độc đáo, lễ hội và các thành phần của văn hóa dân tộc (tròchơi dân tộc, thủ công mỹ nghệ truyền thống). 1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch được phân ra làm hai loại: + Tài nguyên nhân văn + Tài nguyên tự nhiên * Tài nguyên nhân văn: Là tất cả các giá trị vật chất, giá trị tinh thần mà con ngườisáng tạo ra trong lịch sử và trong thời kỳ hiện tại được khai thác phục vụ mục đích du lịch. Có rất nhiều loại tài nguyên nhân văn: - Di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. - Các lễ hội. - Các bảo tàng. - Nghệ thuật truyền thống. - Các làng nghề, phố nghề. - Các làng cổ truyền thống. - Các món ăn truyền thống. Tài nguyên nhân văn cũng là một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: