Danh mục

LUẬN VĂN: Tìm hiểu quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Luật phá sản

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.65 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo trải qua 20 năm thực hiện đã thu được "những thành tựu to lớn, mang tính lịch sử". Nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự thay đổi đó kéo theo sự thay đổi căn bản về thể chế kinh tế, cơ chế quản lý hoạt động đặc biệt là hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tìm hiểu quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Luật phá sản LUẬN VĂN:Tìm hiểu quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Luật phá sản lời nói đầu Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạotrải qua 20 năm thực hiện đã thu được những thành tựu to lớn, mang tính lịch sử. Nướcta từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, sự thay đổi đó kéo theo sự thay đổi căn bản về thể chế kinh tế, cơchế quản lý hoạt động đặc biệt là hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu khách quancủa nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện t ượng kinh tế - xã hộitồn tại khách quan, nó hiện hữu nh ư là một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọcvà đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị tr ường, bất kể thị trường phát triển ở nước nàohay thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu đó Quốc hội nướcCộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Lu ật phá sản doanh nghiệp ngày 30/12/1993.Trải qua hơn 10 năm thực hiện luật này đã có những ưu điểm, tác dụng to lớn trongthực tế, tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nó đã có những tồn tại hạnchế nhất định đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thực tế.Đáp ứng yêu cầu đó Luật phá sản được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 15/6/2004thay thế cho Luật phá sản doanh nghiệp n ăm 1993. Tìm hiểu quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của Luật phá sản ngoài ý nghĩa làtìm hiểu các quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng, địa vị pháp lý của các chủ thểtham gia giải quyết phá sản, quy định về trình tự thủ tục giải quyết phá sản, nó còn có ýnghĩa đánh giá trình độ, mức độ, xu hướng phát triển của nền kinh tế, từ đó có nhữnggiải pháp thiết thực góp phần xây dựng và hoàn t hiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêucầu phát triển của đất nước trong tình hình hiện nay. Nội dung tiểu luận gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về phá sản và pháp luật phá sản; lịch sửhình thành và phát triển của Luật phá sản ở Việt Nam. Phần thứ hai: Những nội dung cơ bản của Luật phá sản 2004; giải pháp thựchiện thời gian tới. Phần thứ ba: Kết luận Phần thứ nhất những vấn đề chung về phá sản, pháp luật phá sản cùng lịch sử và sự phát triển của luật phá sản ở Việt Nam I. Khái niệm về phá sản và pháp luật phá sản 1. Khái niệm phá sản Phá sản là một hiện tượng kinh tế phát sinh rất sớm trong lịch sử nhân loại (từ thờikỳ La Mã) và nó phát triển trở nên phổ biến trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Hiện tượngphá sản là tất yếu trong nền kinh tế thị trường bất kể là thị trường TBCN hay XHCN. Về thuật ngữ phá sản theo Luật thương mại năm 1972 của chính quyền Sài Gòntrước đây, nó được gọi là khánh tận để chỉ phá sản của thương gia còn vỡ nợ được chỉsự phá sản của cá nhân. Theo quan niệm thông thường của người Việt Nam thì phá sảnthường được hiểu là không trả được nợ, để vỡ nợ. Theo từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấnhành năm 2005 thì phá sản là: Lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn gì, và thường là vỡ nợ,do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại. Thất bại hoàn toàn. Luật phá sản ở nước ta cũng không đưa ra khái niệm phá sản một cách trực tiếp màchỉ đưa ra khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Doanh nghiệp hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đếnhạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3 Luật phá sản năm2004). Như vậy có thể hiểu phá sản ở đây là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp, hợp tácxã lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợđến hạn. Tuy nhiên việc lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã là phá sản mà doanhnghiệp, hợp tác xã chỉ được coi là phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Một số dấu hiệu để phân biệt giữa doanh nghiệp bị phá sản với doanh nghiệp bị lâmvào tình trạng phá sản. - Không trả được nợ đến hạn. - Không trả được nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. - Đã hoặc chưa tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. 2. Khái niệm pháp luật phá sản Pháp luật phá sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành đểđiều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanhnghiệp, hợp tác xã. Pháp luật phá sản là một bộ phận cấu thành nhóm các chế định pháp luật về giảiquyết hậu quả của khung pháp lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động kinh tế, thương mại pháp luật về phá sản là một chế định đặc thù,tính đặc thù được biểu hiện ở chỗ trong chế định này vừa chứa đựng các quy phạm phápluật nội dung vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật hình thức. Pháp luật về phá sản cũng là một chế định không thể thiếu được trong kinh tế thịtrường bởi trong nền kinh tế đó (tức kinh tế thị trường) luôn luôn có sự cạnh tranh giữa cácchủ thể kinh doanh, do vậy mà có những chủ thể không đứng vững được trong cuộc cạnhtranh khốc liệt đó nên bị phá sản. Do đó, phải có Luật phá sản để giải quyết việc phá sảnđó. Trong pháp luật về phá sản thì Luật phá sản là văn bản pháp luật quan trọng nhất. Nóquy định những vấn đề cơ bản trong việc giải quyết phá sản như: lý do phá sản, trình tự thủtục phá sản, quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thủ tục phục hồi, thanhlý tài sản và việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. II. lịch sử phá sản và sự phát triển về luật phá sản ở Việt Nam Trước năm 1986 đất nước ta thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp,chủ thể kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã và do nhà nước thành lập,tài sản thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể. Các doanh n ...

Tài liệu được xem nhiều: