Danh mục

LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay

Số trang: 90      Loại file: pdf      Dung lượng: 768.55 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 90,000 VND Tải xuống file đầy đủ (90 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã từ lâu, ở mọi vùng quê trên đất nước Việt Nam thường diễn ra những ngày lễ hội gắn với các truyền thuyết và sự tích về các Nữ thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nó phát triển theo sự phát triển đa dạng của tín ngưỡng dân gian mà không theo một qui luật định sẵn nào. Tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn qua lễ hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay LUẬN VĂN:Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã từ lâu, ở mọi vùng quê trên đất nước Việt Nam thường diễn ra những ngày lễhội gắn với các truyền thuyết và sự tích về các Nữ thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy và cóchiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nó phát triển theo sự phát triển đa dạng của tín ngưỡngdân gian mà không theo một qui luật định sẵn nào. Tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn qualễ hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần củangười dân đất Việt. Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng.Tuy nhiên, ngay từ khi hình thành, văn hóa Việt Nam đã mang tính thống nhất, nhưng vẫncó những nét riêng về văn hóa, đánh dấu sự khác biệt giữa tộc người này với tộc ngườikhác. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm trongbối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Mặt khác, chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước thì việc tiếp thu những thành tựu khoa học- kỹ thuật thế giới đang là cơhội để chúng ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người. Một vấn đề đặt ra là muốnđa dạng văn hóa thì phải mở rộng giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác để tiếp thunhững tinh hoa văn hóa của nhân loại.Tuy nhiên, khi giao lưu, hội nhập với các nền vănhóa khác thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa riêng độc đáo cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia gặpnhiều khó khăn và trở ngại. Trong Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa VIII),đưa ra quan điểm chỉ đạo cơ bản: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mụctiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ” và “Nền văn hóa mà chúng taxây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [10, tr.55]. Chúng ta biết rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tín ngưỡng có từ rấtlâu. Nó là một tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc bản địa và bắt nguồn từ nền văn minhnông nghiệp lúa nước và là một hình thức tôn vinh người phụ nữ làm Quốc Mẫu, ThánhMẫu, Vương Mẫu…nhiều nơi những cơ sở thờ Mẫu đã trở thành những trung tâm thờMẫu lớn như Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ, Đền Sòng… Thờ Mẫu nói chung và thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ là một khái niệm tương đối phứctạp. Về phương diện điện thần thì thờ Mẫu bước đầu đã hình thành một hệ thống và cónhững nghi lễ điển hình như hầu bóng(hầu đồng)… mà các tín ngưỡng dân gian kháckhông có. Vì thế, tính phức tạp lại càng tăng lên khi có nhiều quan điểm khác nhau về thờMẫu. Có quan điểm cho rằng thờ Mẫu đã trở thành một tôn giáo sơ khai, nhưng lại cónhững quan điểm không đồng tình, chỉ khẳng định thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian…Điều này càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là nhữngngười quan tâm đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Công cuộc đổi mới đất nước hai mươi năm qua ở nước ta đã đạt được những thànhtựu quan trọng trong các lĩnh vực đời sống xã hội. ở lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng cũng cónhững biến đổi căn bản, trên cả phương diện nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn củacông tác tôn giáo. Ngày nay, trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra trên toàn thế giới.Việt Nam cũng đang hòa nhập vào xu thế đó. Tuy nhiên, chúng ta gặp phải một thách thứckhông nhỏ, khi mà bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng rộng rãi như hiện nay. Vấn đềgiữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào là việc làm cần thiết, có lẽ chúng takhông cần nhắc lại tác hại của việc đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Điều quan trọng làphải tìm được những giải pháp giữ gìn và phát huy những yếu tố tích cực của bản sắc vănhóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Tôn giáo, tín ngưỡng là một nhu cầu tâm linh của một bộ phận cư dân trong xã hội.Trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tínngưỡng dân gian khá phổ biến trong xã hội. Theo thống kê của Viện Hán Nôm năm 1991 thì:“Trong số 1000 di tích được giới thiệu thì đã có 250 di tích thờ cúng các vị thần hay danhnhân là nữ” [45, tr.24]. Tín ngưỡng thờ Mẫu gần gũi với thiên nhiên, đất trời, gắn với thân phận của ngườiphụ nữ Việt Nam … Người ta đến với Mẫu để tìm chỗ dựa về tinh thần, tìm được sự chechở của người mẹ…dẫu biết rằng khi đến với tín ngưỡng này con người cầu xin từ nhữngcái vô hình, để hy vọng có thể nhận được những cái hữu hình. Tôn giáo - tín ngưỡng - mê tín dị đoan, là ba khái niệm rất phức tạp, là vấn đề đangđược sự quan tâm của nhiều người, nhiều ngành khoa học khác nhau. Hiện nay, Đảng vàNhà nước ta cho phép phục hồi một số lễ hội truyền thống, trong đó có cả tín ngưỡng thờMẫu. Ngoài ra, nhu cầu trở về cội như một xu thế vừa tự phát lại vừa tự giác đã kéo theohiện tượng mà trước kia được liệt vào dạng “mê tín dị đoan”, nhưng nay lại đang diễn rakhá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều di tích và công khai, đó là nghi thức hầu bóng (hầu đồng)trong thờ Mẫu. Vấn đề đặt ra là cần loại bỏ “mê tín dị đoan” nhưng phải tôn trọng quyền tựdo tín ngưỡng của công dân được pháp luật bảo vệ. Song đối mặt với thực tế cuộc sống đó làđiều hết sức nhạy cảm và phức tạp. Hiện nay, chưa có căn cứ rõ ràng để phân biệt cái gì là vănhóa, cái gì là phản văn hóa; cái gì là “ mê tín”, cái gì là “dị đoan” trong hình thức sinh hoạttín ngưỡng thờ Mẫu. Trong xã hội hiện nay đang tồn tại một số cá nhân lợi dụng niềm tin của một sốngười vào thần thánh, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta đãtìm mọi cách “kinh doanh” trên lĩnh vực tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nóiriêng nhằm trục lợi cá nhân, gây mất ổn định xã hội … Đây là điều mà các cơ quan quản lýcác ngành, các cấp cần phối hợp làm rõ để mọi người cùng hiểu và tránh xa những hiện tượngtiêu cực này. Tín ngưỡng thờ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: