Danh mục

LUẬN VĂN: Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền

Số trang: 122      Loại file: pdf      Dung lượng: 879.59 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn bản là phương tiện, là công cụ của hoạt động quản lý. Văn bản giúp các cơ quan ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc phản ánh những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đều phải thường xuyên soạn thảo, ban hành, quản lý và giải quyết văn bản để triển khai, giải quyết công việc. Do đó, tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều phải...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền LUẬN VĂN: Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền mở đầu 1. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu đề tài Văn bản là phương tiện, là công cụ của hoạt động quản lý. Văn bản giúp các cơ quan ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc phản ánh những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đều phải thường xuyên soạn thảo, ban hành, quản lý và giải quyết văn bản để triển khai, giải quyết công việc. Do đó, tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều phải tiến hành tổ chức quản lý, giải quyết các văn bản, nhằm bảo đảm nguồn thông tin bằng văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý. Hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan cao hay thấp phụ thuộc một phần vào công tác này có được làm tốt hay không. Chính vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình, việc nghiên cứu các biện pháp để tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản luôn là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cơ quan. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM), là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa và các khoa học, xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông. Xuất phát từ nhận thức chất lượng đào tạo là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại và trưởng thành của một trường đại học, hơn 40 năm qua HVBCTT đã không ngừng phát triển đội ngũ, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đại học, vì thế đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. Bên cạnh đó, công tác quản lý đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu và đổi mới. Nghị quyết số 52/NQ-TƯ, ngày 30-7-2005 và Quyết định số 149/QĐ-TƯ, ngày 2-8- 2005 của bộ Chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đào tạo của HVCTQGHCM và các học viện trực thuộc, mở ra cơ hội và điều kiện mới cho sự phát triển của HVBCTT, đồng thời cũng đòi hỏi HVBCTT phải vươn lên, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của đội ngũ cán bộ, công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan chính là công cụ để cơ quan thực thi công việc và hoàn thành trách nhiệm được giao. Để thực hiện tốt chức năng và những nhiệm vụ nói trên, hàng ngày HVBCTT phải ban hành, tiếp nhận và chuyển giao một khối lượng văn bản khá lớn nên đòi hỏi Học viện phải có các biện pháp tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để kịp thời phục vụ hoạt động quản lý và đào tạo. Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của công tác này, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền làm đề tài luận văn khoa học. 2. Mục tiêu của đề tài Thực hiện đề tài này, tác giả tập trung giải quyết hai mục tiêu cơ bản sau: - Thứ nhất, khảo sát tình hình tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản ở HVBCTT, phân tích thực trạng quản lý văn bản đi - đến, nội bộ, và khai thác thông tin văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. - Thứ hai, trên cơ sở thực trạng đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Vấn đề tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để phục vụ hoạt động quản lý là một nhiệm vụ hoạt động không thể thiếu của các cơ quan nhà nước. Công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản được thực hiện ở tất cả các cơ quan, đơn vị từ trung ương tới địa phương. Song do điều kiện thời gian và trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không thể khảo cứu công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản ở nhiều cơ quan tổ chức. Là một cán bộ hiện nay đang công tác tại HVBCTT, luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phần nào nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác thông tin văn bản ở cơ quan. 4. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đề tài luận văn của chúng tôi cần phải giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau đây: Thứ nhất: Khái quát lịch sử hình thành, vị trí, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của HVBCTT và nghiên cứu nội dung của công tác quản lý đào tạo. Thứ hai: Khảo sát hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động HVBCTT. Xác định nội dung, yêu cầu của công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ quản lý đào tạo ở HVBCTT. Thứ ba: Khảo sát và nêu ra được thực trạng công tác quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. Thứ tư: Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, tác giả chủ yếu vận dụng các ph ương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phỏng vấn điều tra, khảo sát. Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khả ...

Tài liệu được xem nhiều: